Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.
Dàn ý chi tiết
- Mở đoạn: Giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô và những giá trị sống được bộc lộ.
- Thân đoạn: Cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô
+ Tính cộng đồng cùng sự tự hào
+ Sự trân trọng thiên nhiên, môi trường sống của người Lô Lô.
+ Tổ chức nghi thức cổ truyền hướng về nguồn cội. Lễ rửa làng chính là một trong những ngày lễ tiêu biểu của người Lô Lô.
+ Đức tính cẩn thận, chỉn chu trong việc chọn đồ lễ của người Lô Lô.
- Kết đoạn: Cảm nhận của em về lễ rửa làng truyền thống.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 1
Lễ rửa làng của người Lô Lô thật độc đáo và giàu ý nghĩa. Với mục đích xua tan đi những điều đen tối và đánh thức những điều tốt đẹp đã ngủ quên nên người Lô Lô mới tổ chức ra lễ hội này. Mọi người đều rất vui vẻ và hạnh phúc, tận hưởng không khí của ngày lễ sau những năm tháng mệt mỏi. Sự chuẩn bị chu đáo cùng diễn biến buổi lễ long trọng đã khiến cho người đọc cảm nhận được một nghi lễ thật sự ý nghĩa. Lễ hội rửa làng của người Lô Lô sẽ mãi là lễ hội giàu ý nghĩa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 2
Sau khi đọc xong văn bản “Lễ rửa làng của người Lô Lô”, em đã rút ra được rất nhiều những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng. Đây là một dịp lễ hội có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Lô Lô. Bởi vì việc rửa làng sẽ làm cho làng quê trở nên khang trang và sạch sẽ hơn rất nhiều. Việc rửa làng là một cách để tẩy uế những điều xấu và cũ, đồng thời, nó làm mới và chào đón, kêu gọi những điều tốt đẹp sẽ đến. Lễ rửa làng của người Lô Lô thực sự đã thể hiện ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên và ấm no cho bản làng. Chính vì lễ hội có ý nghĩa như vậy mà người dân Lô Lô luôn trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa giàu đẹp đó của dân tộc mình.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 3
Qua văn bản "Lễ rửa làng của người Lô Lô", người đọc đã thấy thêm một truyền thống rất giá trị và ý nghĩa. Việc "rửa" làng được coi như cách để "tẩy uế", mang đi cái xui rủi, đồng thời chào đón, kêu gọi, đánh thức những điều đẹp đẽ, may mắn. Mỗi khi làm xong lễ, mọi người sẽ thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Nó thể hiện sự tin tưởng cũng như ước mơ của con người nơi đây về tương lai tươi đẹp. Đó là sự mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, làng xóm yên bình, ấm no. Chính lễ rửa làng đã góp phần làm giàu thêm cho văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 4
Mỗi một dân tộc đều có những truyền thống, tập tục riêng thể hiện thế giới niềm tin và văn hóa của mình. Đối với người Lô Lô, lễ rửa làng là một lễ hội hết sức có ý nghĩa. Lễ rửa làng của người Lô Lô nhằm làm cho làng trở nên khang trang, sạch sẽ. Việc "rửa" làng là một cách để tẩy uế những điều xấu, cũ; đồng thời làm mới và chào đón, kêu gọi những điều tốt đẹp sẽ đến. Lễ rửa làng của người Lô Lô đã thể hiện ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Lễ hội của người Lô Lô không chỉ có phần "lễ", mà còn có phần "hội". Sau khi lễ xong, người dân lại cùng nhau ăn uống vui vẻ, tạo ra sự hòa thuận trong bản làng và cầu chúc cho nhau. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 5
"Lễ rửa làng của người Lô Lô" là một văn bản rất hay, cung cấp cho mọi người thông tin về một nghi lễ thú vị của những người dân tộc thiểu số. Quan niệm của bà con nơi đây cũng giống như đa số người Việt nói chung: muốn dọn dẹp những điều cũ kĩ, xui rủi để đón chào cái mới an lành, may mắn hơn. Điều này thể hiện mong ước của họ về một vụ mùa bội thu với mưa thuận gió hòa, về cuộc sống ấm no, yên bình trong tương lai. Ngoài ra, đây còn là sự kiện để kết nối dân làng lại với nhau, tăng thêm sự đoàn kết, tương thân tương ái giữa người với người. Tất cả đã làm nên những giá trị vô cùng tốt đẹp, ý nghĩa cho bản sắc văn hóa nước nhà.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 6
Người Lô Lô là một dân tộc thiểu số có dân số ít nhất ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở Hà Giang và Cao Bằng. Ngoài những lúc làm lụng vất vả, họ lại quần bên nhau thực hiện những nghi thức cổ truyền hướng về cội nguồn và cùng nhau ước vọng đời sống ấm no. Một trong những lễ hội đặc biệt phải kể đến là lễ rửa làng. Đầu tiên, nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ nhận thức của người dân rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” định kì để không còn những bụi bặm, đen đủi hay tà ma quấy phá . Được thực hiện sau khi vụ mùa đã xong xuôi, lễ rửa làng còn thể hiện được mong ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Bên cạnh phần lễ, phần hội cũng không kém phần quan trọng. Sau khi lễ xong, mọi người cùng hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu ba năm yên ổn sinh sống làm ăn. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 7
Lễ rửa làng của người Lô Lô trước hết thể hiện được một tín ngưỡng độc đáo của người dân nơi đây. Họ cho rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” định kì để không còn những bụi bặm, đen đủi hay tà ma quấy phá . Bên cạnh đó, sau một vụ mùa, việc thực hiện nghi lễ này nhằm cầu xin mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, từ đó cuộc sống của người dân sẽ ấm no, sung túc hơn. Những nghi thức độc đáo được diễn ra trong phần lễ góp phần thể hiện được nét độc đáo trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Lô Lô. Không chỉ vậy, phần hội diễn ra sẽ là dịp để người dân cùng quây quần bên nhau, hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng. Có thể khẳng định rằng, lễ rửa làng đã lưu giữ được những giá trị vô cùng to lớn trong đời sống của người Lô Lô.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 8
Tết nguyên đán - một biểu hiện tiêu biểu nhất của văn hóa Việt Nam và văn hóa môi trường
Nguyên nghĩa của chữ “Tết” xuất phát từ chữ “Tiết”. Do nhu cầu canh tác nông nghiệp mà từ xa xưa đến nay, người nông dân phân thời gian trong năm thành 24 tiết khác nhau. Ứng với mỗi tiết có một thời khắc “giao thời”, trong đó, tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, sinh sôi là Tiết Nguyên Đán. Nếu gọi một cách đầy đủ theo dân gian thì Tết nguyên đán là “Tết Cả”. Nguyên có nghĩa là “đầu tiên”. Đán có nghĩa là “buổi sớm”. “Nguyên Đán” là buổi sớm đầu tiên của ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của một năm mới. Tết Nguyên đán ở nước ta kéo theo một loạt các lễ nghi, phong tục tập quán rất đa dạng phong phú, vô cùng hữu ích, trong đó tập trung vào hai khía cạnh chính là: mối quan quan hệ giữa con người với thiên nhiên và mối quan hệ giữa con người với con người.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 9
Người Lô Lô, một trong những dân tộc thiểu số có số dân ít nhất tại Việt Nam cũng có những nét văn hóa đặc sắc riêng, đặc biệt phải kể đến chính là “lễ rửa làng”. Khi xong xuôi mùa vụ, người Lô Lô lại nghĩ tới việc tổ chức lễ rửa làng vào một ngày đẹp trời với những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no. Lễ rửa làng của người Lô Lô thể hiện tính cộng đồng cùng sự tự hào, trân trọng thiên nhiên, môi trường sống của người Lô Lô. Không những vậy, ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang bình yên và ấm no đến cho người dân cũng là một trong những mục đích khi tổ chức nghi thức này. Bên cạnh đó, người Lô Lô cảm thấy nhẹ nhõm hơn và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng phía trước, bản làng từ nay sẽ phong quang sạch sẽ và mọi việc sẽ được thuận lợi, may mắn. Lễ rửa làng truyền thống của người Lô Lô giúp em cảm nhận được những giá trị và phẩm chất tốt đẹp của người Lô Lô.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 10
Mỗi dân tộc đều có những nét đẹp văn hóa và phong tục tập quán riêng, đối với người Lô Lô cũng vậy. Khi xong xuôi mùa vụ, người Lô Lô lại nghĩ tới việc tổ chức lễ rửa làng vào một ngày đẹp trời với những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no. Lễ rửa làng của người Lô Lô thể hiện ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang bình yên và ấm no đến cho người dân. Hơn thế, xong phần lễ mọi người cảm thấy nhẹ nhõm hơn và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng phía trước, bản làng từ nay sẽ phong quang sạch sẽ và mọi việc sẽ được thuận lợi, may mắn. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 11
Sau khi đọc văn bản “Lễ rửa làng của người dân Lô Lô”, em cảm nhận được tính cộng đồng cùng sự tự hào, trân trọng thiên nhiên, môi trường sống của người Lô Lô. Người Lô Lô là một trong những dân tộc thiểu số có số dân ít nhất tại Việt Nam. Họ thường sống tập trung trong các bản làng cố định. Ngoài những lúc làm lụng vất vả, họ thường quây quần bên nhau để tổ chức nghi thức cổ truyền hướng về nguồn cội. Lễ rửa làng chính là một trong những ngày lễ tiêu biểu của người Lô Lô. Họ cùng nhau ngồi lại chọn thời điểm tổ chức lễ. Rồi lại đoàn kết cùng nhau chuẩn bị cho ngày lễ. Người Lô Lô còn rất cẩn thận, chỉn chu trong việc chọn đồ lễ. Đây cũng là một đức tính tốt đẹp của họ.
Đoạn văn cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - mẫu 12
Người Lô Lô có lễ rửa làng - một tín ngưỡng vô cùng độc đáo. Nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ nhận thức của người dân rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” định kì để không còn những bụi bặm, đen đủi hay tà ma quấy phá . Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, lễ rửa làng của người Lô Lô sẽ được diễn ra. Lễ rửa làng thể hiện được mong ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Sau khi lễ xong, mọi người cùng hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu ba năm yên ổn sinh sống làm ăn. Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, vì họ cho rằng nếu người lạ đến, tà ma sẽ lại theo vào và như thế lễ không thiêng nữa. Như vậy, lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.