Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 9: Nhật Bản trang 29, 30, 31 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 9: Nhật Bản
Bài tập 1 trang 29 Vở bài tập Lịch sử 9: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật ở trong tình trạng như thế nào? Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trước những câu sau:
☐ Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
☐ Là nước thắng trận, Nhật Bản đã thu được nhiều quyền lợi.
☐ Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
☐ Là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề; nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng; lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng rất thiếu thốn, lạm phát nặng nề.
☐ Diện tích thuộc địa được mở rộng, đem lại những nguồn lợi khổng lồ cho nước Nhật.
☐ Nhật Bản là nước bại trận duy nhất không bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
Phương pháp giải: Xem lại mục I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
Trả lời:
Đ Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
S Là nước thắng trận, Nhật Bản đã thu được nhiều quyền lợi.
Đ Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Đ Là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề; nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng; lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng rất thiếu thốn, lạm phát nặng nề.
S Diện tích thuộc địa được mở rộng, đem lại những nguồn lợi khổng lồ cho nước Nhật.
S Nhật Bản là nước bại trận duy nhất không bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
Bài tập 2 trang 30 Vở bài tập Lịch Sử 9: Để đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khó khăn, Nhật Bản đã thực hiện những cải cách dân chủ nào? Ý nghĩa của những cải cách này là gì?
Phương pháp giải: Xem lại mục I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
Trả lời:
- Những cải cách dân chủ:
+ Ban hành Hiến pháp mới (1946)
+ Cải cách ruộng đất (1946 - 1949)
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, trừng phạt tội phạm chiến tranh. Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi bộ máy nhà nước.
+ Giải giáp các lực lượng vũ trang. Giải thể các công ty độc quyền lớn.
+ Ban hành các quyền tự do, dân chủ.
- Ý nghĩa:
+ Đem lại bầu không khí dân chủ đối với các tầng lớp nhân dân;
+ Là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
Bài tập 3 trang 30 Vở bài tập Lịch sử 9: Vì sao nói vào những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì”? Hãy nêu dẫn chứng.
Phương pháp giải: Xem lại mục II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
Trả lời:
Vào những năm 60 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì”.
* Biểu hiện:
- Về tổng sản phẩm quốc dân:
+ Năm 1968, đạt tới 183 tỉ USD.
+ Năm 1990. GDP đạt 23.796 USD vượt Mĩ và đứng thứ 2 thế giới (sau Thụy Sĩ).
- Về công nghiệp: từ 1961 - 1970, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 13.5%.
- Về nông nghiệp: cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai thế giới (sau Pê-ru).
=> Kết quả: Kinh tế Nhật Bản từ chỗ bị chiến tranh tàn phá nặng nề vươn lên vượt qua các nước Tây Âu, đứng thứ hai trong thế giới tư bản (chỉ sau Mĩ). Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
Bài tập 4 trang 30 Vở bài tập Lịch sử 9: Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý chỉ ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX.
A. Anh - Mĩ - Liên Xô
B. Mĩ - Đức - Nhật Bản
C. Liên Xô - Nhật Bản - Tây Âu
D. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản
E. Anh - Pháp - Mĩ.
Phương pháp giải: Xem lại mục II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
Trả lời:
Chọn D. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản
Bài tập 5 trang 31 Vở bài tập Lịch sử 9: Trình bày những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản.
Nguyên nhân khách quan |
Nguyên nhân chủ quan |
|
|
Phương pháp giải: Xem lại mục II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
Trả lời:
Nguyên nhân khách quan |
Nguyên nhân chủ quan |
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ. - Làm giàu từ cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). - Nguồn viện trợ của Mĩ. |
- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của Nhật Bản - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. - Hệ thống quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. - Vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế có hiệu quả của nhà nước. - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. |
Bài tập 6 trang 31 Vở bài tập Lịch sử 9: Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
☐ Chấp nhận sự bảo hộ về quân sự của Mĩ để tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế; thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị; mở rộng quan hệ buôn bán, đầu tư và viện trợ cho các nước, nhất là các nước Đông Nam Á.
☐ Ủng hộ Mĩ trong việc chống lại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc;
☐ Thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, mở rộng quan hệ buôn bán, đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á;
☐ Tăng cường xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường đầu tư;
☐ Tích cực ủng hộ Liên Xô và các nước Đông Âu về chủ trương phản đối chạy đua vũ trang, bảo vệ hòa bình và an ninh cho nhân loại.
Phương pháp giải: Xem lại mục III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh.
Trả lời:
☒ Chấp nhận sự bảo hộ về quân sự của Mĩ để tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế; thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị; mở rộng quan hệ buôn bán, đầu tư và viện trợ cho các nước, nhất là các nước Đông Nam Á.