SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

3 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Câu 1 trang 96 SBT Kinh tế Pháp luật 10Cơ quan nào dưới đây là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

□ a. Toà án nhân dân

□ b. Viện kiểm sát nhân dân

□ c. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

□ d. Cơ quan điều tra

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 96 SBT Kinh tế Pháp luật 10Cơ quan nào dưới đây thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp?

□ a. Viện kiểm sát nhân dân

□ b. Toà án nhân dân

□ c. Cơ quan điều tra

□ d. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 3 trang 96 SBT Kinh tế Pháp luật 10Phát biểu nào sau đây đúng?

□ a. Các toà án nhân dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.

□ b. Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát cấp trên.

□ c. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên không có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới.

□ d. Toà án cấp trên không có quyền kiểm sát hoạt động tư pháp đối với toà án cấp dưới.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 trang 96 SBT Kinh tế Pháp luật 10Toà án nhân dân có nhiệm vụ:

□ a. Bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

□ b. Tổ chức hoạt động tố tụng.

□ c. Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

□ d. Bảo vệ lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 5 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 10Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ:

□ a. Bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người.

□ b. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức

□ c. Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

□ d. Kiểm sát hoạt động hành pháp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 6 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 10Cơ quan nào dưới đây đứng đầu trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát?

□ a. Viện kiểm sát quân sự trung ương

□ b. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

□ c. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

□ d. Viện kiểm sát quân sự quân khu

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 7 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 10Hệ thống Toà án nhân dân bao gồm:

□ a. Toà án nhân dân.

□ b. Toà án quân sự.

□ c. Toà án nhân dân và Toà án quân sự.

□ d. Toà án chuyên trách và Toà án quân sự.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 8 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Cơ quan nào dưới đây không thuộc cơ cấu của Toà án nhân dân?

□ a. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

□ b. Học viện Toà án.

□ c. Học viện Tư pháp.

□ d. Các Toà án chuyên trách.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 9 trang 98 SBT Kinh tế Pháp luật 10Toà án là cơ quan ... của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

□ a. hành chính

□ b. hành pháp

□ c. xét xử

□ d. tư pháp

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 1 trang 98 SBT Kinh tế Pháp luật 10Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử tại Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

b. Trong hệ thống toà án nhân dân không có toà án nhân dân cấp cao.

b. Trong hệ thống toà án nhân dân không có toà án nhân dân cấp cao.

c. Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

d. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.

Trả lời:

- Câu đúng là: a, c, d

- Câu sai là: b. Vì: trong hệ thống tòa án nhân dân có tòa án nhân dân cấp cao.

Bài tập 2 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 10Sắp xếp các nhiệm vụ a, b, c, d, e theo 2 nhóm cơ quan sau:

Toà án nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân

 

 

a. Bảo vệ quyền con người

b. Bảo vệ công lí

c. Bảo vệ pháp luật

d. Bảo vệ quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

e. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

Trả lời:

Toà án nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân

a. Bảo vệ quyền con người

d. Bảo vệ quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

e. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

b. Bảo vệ công lí

c. Bảo vệ pháp luật

Bài tập 3 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 10Em hãy nối nội dung của cột A với cột B theo chức năng, chức danh làm việc trong các cơ quan tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Trả lời:

Bài tập 4 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc hội thoại sau và trả lời câu hỏi.

Hội thoại: Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, khi bàn về Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, bạn A CÓ ý kiến:“Toà án ở Việt Nam là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp”. Nghe vậy, B hỏi A:“Theo bạn, bản án của Toà án nhân dân có thể không chấp hành được không?". A trả lời B: “Bản án của Toà án nhân dân là bắt buộc phải chấp hành đó B!".

Câu hỏi: Câu trả lời của A có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

- A trả lời đúng vì mọi quyết định, phán xử của Tòa án bắt buộc nhân dân phải thực hiện theo trong phạm vi Quy định Pháp luật Việt Nam.

Bài tập 5 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và nhận xét về hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội của ông Q.

Trường hợp. Ông Q lấn chiếm đất nhà hàng xóm dẫn đến tranh chấp đất đai, Ông Q đã bị xử thua kiện tại Toà án. Sau đó, ông đã sử dụng mạng xã hội đưa thông tin như sau: Toà án đã xử ép cho mình, mong cộng đồng mạng lên tiếng, cứu lấy gia đình ông.

Trả lời:

- Hành động của ông Q là sai và ông Q phải đối diện với mức xử lí thích đáng tại Tòa án, có thể phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Bài tập 1 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu về hoạt động xét xử của Toà án nhân dân nơi em sinh sống và chia sẻ suy nghĩ của em về vụ án đó với cả lớp.

Trả lời:

- Vụ án: Ngày 31/8/2018, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án với các bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX). Theo đó:

+ Bị cáo Trần Trung Chí Hiếu, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTEX lĩnh án 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 15 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, tổng hình phạt chung cho cả 2 tội danh, bị cáo Hiếu phải chấp hành là 28 năm tù.

+ Với các bị cáo còn lại gồm: Đỗ Văn Hồng lĩnh án 13 năm; Đào Ngọ Hoàng lĩnh án 9 năm tù và bị cáo Vũ Phương Nam lĩnh án 8 năm tù cùng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

+ Ngoài ra, bị cáo Đỗ Văn Hồng phải trả lại cho PVTEX hơn 19 tỉ đồng và bị cáo Trần Trung Chí Hiếu 3 tỷ đồng.

- Suy nghĩ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã làm đúng chức năng xét xử và thực hành quyền tư pháp.

Bài tập 2 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy liệt kê những hành vi mà em cho là thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

Trả lời:

- Một số hành vi thực hiện nghĩa vụ của công dân:

+ Sống và làm việc theo đúng Hiến pháp và pháp luật

+ Tìm hiểu về chức năng, vai trò và cơ cấu tổ chức của tòa án, viện kiểm sát nhân dân

+ Đấu tranh chống lại các đối tượng tung tin bị đặt, xuyên tạc về các quyết định của tòa án

+ Nghiêm túc chấp hành các phán quyết của tòa án

+…

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

SBT KTPL 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

SBT KTPL 10 Bài 16: Chính quyền địa phương

SBT KTPL 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

SBT KTPL 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

1. Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

- Toà án bao gồm Toà án nhân dân và Toà án quân sự; chia thành bốn cấp: Tối cao, Cấp cao, Tỉnh (tương đương), Huyện (tương đương).

- Cơ cấu tổ chức toà án nhân dân:

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân cấp cao gồm: Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên, các Toà chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Uỷ ban Thẩm phán; Toà hình sự, Toà dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên, các Toà chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà gia đình và người chưa thành niên, Toà xử lý hành chính, các toà chuyên trách theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.

Chức năng của Toà án nhân dân là xét xử và thực hành quyền tư pháp.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

- Nguyên tắc hoạt động: tập trung thống nhất có sự phân công, phân cấp quản lý.

2. Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Viện Kiểm sát bao gồm Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát quân sự; chia thành bốn cấp: Tối cao, Cấp cao, Tỉnh (tương đương), Huyện (tương đương).

- Cơ cấu tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân:

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Uỷ ban Kiểm sát; Văn phòng: Cơ quan điều tra; các cục, vụ, viện và tương đương; Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; các Cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; Viện Kiểm sát quân sự trung ương... Viện kiểm sát nhân dân tối cao Có Viện trưởng; Các Phó Viện trưởng; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Điều tra viên, công chức khác, viên chức và người lao động khác

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có: Uỷ ban Kiểm sát Văn phòng: Các viện và tương đương. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao CÓ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Công chức khác và người lao động khác.

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có: Uỷ ban Kiểm sát Văn phòng: Các phòng và tương đương.

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có: văn phòng và Các phòng hoặc các bộ phận Công tác và bộ máy giúp việc

Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

- Nguyên tắc hoạt động: tập trung thống nhất có sự phân công, phân cấp quản lý.

3. Trách nhiệm của công dân đối với xây dựng, bảo vệ Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

- Công dân cần có thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá