SBT Hóa học 9 Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép | Giải SBT Hóa học lớp 9

1.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 9 Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 9 Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép

Bài 20.1 trang 25 SBT Hóa học 9: So sánh hàm lượng các nguyên tố trong gang và thép. Nêu ứng dụng của gang, thép.

Lời giải:

So sánh hàm lượng các nguyên tố trong gang và thép.

SBT Hóa học 9 Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép | Giải SBT Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Ứng dụng :

- Gang xám chứa C ở dạng than chì, dùng để đúc các bệ máy, vô lăng.

- Gang trắng chứa ít cacbon hơn và cacbon chủ yếu ở dạng xementit (Fe3C), được dùng để luyện thép.

- Thép :

+ Thép mềm : làm thép sợi, đinh, bu lông, thép lá.

+ Thép cứng : làm các công cụ, một số kết cấu và chi tiết máy.

+ Thép hợp kim (thép đặc biệt): thép crom-niken dùng làm đồ dùng trong gia đình ; thép crom-vanađi dùng làm đường ống, các chi tiết động cơ máy bay và máy nén ; thép vonfam được dùng làm những dụng cụ cắt, gọt; thép mangan dùng làm máy nghiền đá, bộ ghi của đường sắt, bánh xe và đường ray tàu hỏa ; thép silic chế tạo lò xo, nhíp ô tô...

Bài 20.2 trang 25 SBT Hóa học 9: Nêu nguyên tắc chung để luyện quặng thành gang. Viết các phương trình hoá học trong quá trình luyện quặng thành gang và luyện gang thành thép.

Lời giải:

Nguyên tắc chung để sản xuất gang : Khử sắt trong oxit bằng CO ở nhiệt độ cao. Trong lò cao, sắt có hoá trị cao bị khử dần đến sắt có hoá trị thấp theo sơ đồ :

Fe2O3 -------> Fe3O4 -------> FeO -----> Fe

Người ta nạp nguyên liệu vào lò cao thành từng lớp than cốc và lớp quặng (và chất chảy) xen kẽ nhau. Không khí nóng được đưa vào từ phía trên nồi lò đi lên.

  • Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang.

- Phản ứng tạo chất khử CO : Không khí nóng được nén vào lò cao, đốt cháy hoàn toàn than cốc : C + O2 —>CO2

Khí CO2 đi lên trên, gặp than cốc, bị khử thành CO :

CO2 + C —-> 2CO

- CO khử sắt trong oxit sắt

3Fe2O3 + CO -------- > 2Fe3O4 + CO2

Fe3O+ CO —------> 3FeO + CO2

 FeO + CO —------> Fe + CO2  

Sắt nóng chảy hoà tan một phần C, Si, P và S tạo thành gang.

Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện gang thành thép

Không khí giàu oxi hoặc oxi sẽ oxi hoá lần lượt các tạp chất trong gang nóng chảy,

Trước hết, silic và mangan bị oxi hoá :

Si + O2 —> SiO;   2Mn + O2 —> 2MnO.

Tiếp đến cacbon, lưu huỳnh bị oxi hoá :

2C + O2—> 2CO ;     S + O2 —> SO2.

Sau đó photpho bị oxi hoá :        

4P + 5O—> 2P2O5

Sau khi các tạp chất trong gang bị oxi hoá hết, sẽ có một phần sắt bị oxi hoá :

2Fe + O2 —> 2FeO

Trước khi kết thúc quá trình luyện gang thành thép, cần thêm vào lò một lượng gang giàu mangan nhằm 2 mục đích sau :

- Mn khử sắt(II) trong FeO thành sắt :

Mn + FeO —> Fe + MnO.

- Gia tăng một lượng nhất định cacbon trong sắt nóng chảy để được loại thép có hàm lượng cacbon như ý muốn.

Bài 20.3 trang 25 SBT Hóa học 9: Quặng oxit sắt từ (Fe3O4) chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.

Phương pháp giải:

Tính khối lượng sắt chiếm 64,15% trong quặng.

Tính khối lượng sắt trong gang chiếm 98%.

Khối lượng gang sản xuất được bằng khối lượng sắt chia 95%.

Lời giải:

Khối lượng Fe có trong quặng: 1×64,15100=0,6415 (tấn)

Khối lượng Fe có trong gang: 0,6415×(1002)100=0,62867 (tấn)

Khối lượng gang sản xuất được: 0,62867×100950,662 (tấn)

Bài 20.4 trang 25 SBT Hóa học 9: Để có 1 tấn thép (98% Fe) cần dùng bao nhiêu tấn quặng hematit nâu (Fe2O3.2H2O) ? Hàm lượng hematit nâu trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.

Phương pháp giải:

Tính khối lượng sắt chiếm 98% trong thép.

1 mol Fe2O3.2H2O chứa 2 mol Fe 

→ 196 tấn quặng chứa 112 tấn Fe

Có khối lượng sắt tính được khối lượng quặng → khối lượng quặng thực tế (tính đến hiệu suất)

Lời giải:

Khối lượng Fe: 1×98100=0,98 (tấn)

Trong 196 tấn (Fe2O3.2H2O) có 112 tấn Fe

                               x tấn     0,98 tấn Fe

       → x = 1,715 (tấn)

Khối lượng quặng :

1,715×10080=2,144 (tấn )

Khối lượng quặng thực tế cần dùng: 2,144×10093=2,305 (tấn )

Bài 20.5 trang 25 SBT Hóa học 9: Dùng 100 tấn quặng Fe3Ođể luyện gang (95% sắt). Tính khối lượng gang thu được. Cho biết hàm lượng Fe3O4 trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.

Phương pháp giải:

Tính khối lượng oxit chiếm 80% trong quặng.

Áp dụng bảo toàn nguyên tố tính được khối lượng sắt có trong oxit.

Tính khối lượng sắt dùng để luyện gang (chiếm 95%).

Tính khối lượng gang bằng khối lượng sắt chia hiệu suất phản ứng.

Lời giải:

Khối lượng Fe3O4 : 100×80100=80 (tấn)

Trong 232 tấn Fe3O4 có 168 tấn Fe

           80 tấn Fe3O4 có y tấn Fe

           y = 57,931 (tấn)

Khối lượng Fe để luyện gang :  57,931×93100=53,876 (tấn).

Khối lượng gang thu được :

53,876×10095 =56,712 (tấn).

Bài 20.6 trang 26 SBT Hóa học 9: Cứ 1 tấn quặng FeCO3 hàm lượng 80% đem luyện thành gang (95% sắt) thì thu được 378 kg gang thành phẩm. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng.

Phương pháp giải:

Tính khối lượng FeCOtrọng quặng.

Áp dụng bảo toàn nguyên tố tính khối lượng Fe trong muối cacbonat.

Tính khối lượng gang theo lí thuyết (chia 95% lượng sắt có trong gang)

Lấy lượng lí thuyết chia thực tế được hiệu suất phản ứng.

Lời giải:

Khối lượng FeCO3 có trong quặng:

1×80100=0,8 (tấn)

Trong 116 kg FeCO3 có 56 kg Fe.

Vậy 800 kg FeCO3 có z kg Fe.

z = 386,207 (kg).

Khối lượng gang tính theo lí thuyết thu được : 386,207×10095=406,534 (kg) 

H%=378×100%406,534=92,98% 

Đánh giá

0

0 đánh giá