Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Vật lí lớp 10 Bài 14: Định luật 1 Newton sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Vật lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Định luật 1 Newton. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 14: Định luật 1 Newton
Phần 1: Trắc nghiệm Định luật 1 Newton
Câu 1: Có hai nhận định sau đây:
(1) Một vật đang đứng yên, ta có thể kết luận vật không chịu tác dụng của lực nào.
(2) Một hành khách ngồi ở cuối xe. Nếu lái xe phanh gấp thì một túi xách ở phía trước bay về phía anh ta.
Chọn phương án đúng.
A. (1) đúng, (2) sai.
B. (1) đúng, (2) đúng.
C. (1) sai, (2) sai.
D. (1) sai, (2) đúng.
Đáp án đúng là: C.
Phát biểu (1) – sai vì vật đứng yên có thể không chịu tác dụng của lực nào nhưng cũng có thể chịu tác dụng của các lực, nhưng hợp lực của chúng bằng 0.
Phát biểu (2) – sai vì theo định luật quán tính thì túi xách ở phía trước phải có xu hướng bay về phía trước.
C - đúng vì cả hai nhận định trên đều không nghiệm đúng định luật I Newton.
Câu 2: Nếu định luật I Newton đúng thì tại sao các vật chuyển động trên mặt đất đều dừng lại?
A. vì có ma sát.
B. vì các vật không phải là chất điểm.
C. vì có lực hút của Trái Đất.
D. vì do Trái Đất luôn luôn chuyển động.
Đáp án đúng là: A.
A - đúng vìcác vật chuyển động trên mặt đất đều dừng lại do có ma sát.
B, C, D - sai.
Câu 3: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. vật dừng lại ngay.
B. vật đổi hướng chuyển động.
C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
Đáp án đúng là: D.
A, B, C - sai.
D- đúng vì theo tính quán tính vật có xu hướng bảo toàn vận tốc đang có cả về hướng lẫn độ lớn.
Câu 4: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng, bỗng xe đột ngột rẽ sang trái. Hỏi hành khách ngồi trên xe sẽ như thế nào?
A. Vẫn ngồi yên, không bị ảnh hưởng gì.
B. Ngả người sang trái.
C. Ngả người sang phải.
D. Chúi người về phía trước.
Đáp án đúng là: A.
C – đúng vì theo định luật quán tính, người ngồi trong xe có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Khi xe rẽ sang trái thì người có xu hướng bị nghiêng sang phải.
Câu 5: Hãy giải thích sự cần thiết của dây an toàn và cái tựa ở ghế ngồi trong xe taxi?
(1) Khi xe chạy nhanh mà phanh gấp thì dây an toàn giữ cho người không bị lao ra khỏi ghế về phía trước và khi xe đột ngột tăng tốc cái tựa đầu giữ cho đầu khỏi giật mạnh về phía sau, tránh bị đau cổ.
(2) Để trang trí xe cho đẹp.
Chọn phương án đúng
A. (1) đúng, (2) sai.
B. (1) đúng, (2) đúng.
C. (1) sai, (2) sai.
D. (1) sai, (2) đúng.
Đáp án đúng là: A.
Khi xe chạy nhanh mà phanh gấp thì dây an toàn giữ cho người không bị lao ra khỏi ghế về phía trước và khi xe đột ngột tăng tốc cái tựa đầu giữ cho đầu khỏi giật mạnh về phía sau, tránh bị đau cổ.
Câu 6: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Khi thấy vận tốc của vật bị thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
Đáp án đúng là: D.
A sai vì: lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động
B sai vì hướng biến dạng của vật chưa chắc đã cùng hướng với lực tác dụng.
C sai vì vật chuyển động thẳng đều, hợp lực bằng không.
D - đúng vì theo định luật I Newton: Lực không phải là nguyên nhân gây ra và duy trì chuyển động, lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật.
Câu 7: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?
A. Vật chuyển động tròn đều.
B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
D. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Đáp án đúng là: D.
A- sai vì vật luôn chịu tác dụng của lực hướng tâm
B – sai vì chưa đủ dữ kiện
C – sai vì đây là chuyển động thẳng nhanh dần đều
D - đúng vì thỏa mãn định nghĩa quán tính.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
Đáp án đúng là: C.
A - sai vì vật có thể chuyển động thẳng đều mãi mãi
B – sai vì lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động.
C - đúng vì đúng với định luật I Newton
D – sai vì vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.
Câu 9: Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật gọi là
A. tính biến dạng nén của vật.
B. tính biến dạng kéo của vật.
C. tính đàn hồi của vật.
D. quán tính của vật.
Đáp án đúng là: D.
D - Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật gọi là quán tính của vật.
- Do có quán tính mà mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Câu 10: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách
A. dừng lại ngay.
B. ngả người về phía sau.
C. chúi người về phía trước.
D. ngả người sang bên cạnh.
Đáp án đúng là: B.
B - đúng vì theo tính quán tính hành khách có xu hướng bảo toàn vận tốc đang có cả về hướng và độ lớn. Vậy khi xe tăng tốc đột ngột tiến về phía trước thì người có xu hướng ngả về phía sau.
Phần 2: Lý thuyết Định luật 1 Newton
I. Lực và chuyển động
- Galilei bố trí thí nghiệm như hình bên dưới, rồi thả hòn bi cho lăn xuống máng nghiêng số 1. Ông nhận thấy hòn bi lăn lên máng số 2 đến một độ cao thấp hơn độ cao ban đầu (hình a)
Minh họa thí nghiệm của Galilei
- Khi hạ thấp độ nghiêng của máng 2, ông thấy hòn bi lăn trên máng 2 được một đoạn dài hơn (hình b). Ông cho rằng hòn bi không lăn được đến độ cao ban đầu vì có ma sát.
- Ông tiên đoán rằng nếu không có ma sát và nếu máng nghiêng số 2 nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn mãi mãi với vận tốc không đổi (hình c).
II. Định luật 1 Newton
- Năm 1687, nhà vật lí người Anh Newton đã khái quát kết quả nghiên cứu của mình, đồng thời phát triển các ý tưởng của Galilei thành một định luật chuyển động, sau này được gọi là định luật 1 Newton
- Nội dung định luật 1 Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Ví dụ
+ Quả cầu đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên vì hợp lực tác dụng lên nó bằng 0
III. Quán tính
1. Quán tính
- Quán tính là tính chất của vật, luôn có xu hướng bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật đó.
- Do có quán tính mà mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
- Định luật 1 Newton còn có tên gọi khác là định luật quán tính
Ví dụ
+ Một người đang đạp xe và di chuyển về phía trước, bất ngờ vì một lý do nào đó khiến xe dừng chuyển động (đụng vật cản), thì theo định luật 1 Newton, người đó vẫn tiếp tục chuyển động về phía trước.
+ Một hành khách ngồi trong một chiếc xe đang di chuyển về phía trước, khi chiếc xe dừng lại đột ngột, hành khách bị xô về phía trước.
+ Nếu một hành khách xuống xe buýt khi xe chưa dừng hẳn, thì hành khách đó thường sẽ bước dài chân về chiều chuyển động của xe để không bị ngã.
+ Một vận động viên chạy trong một cuộc đua sẽ tiếp tục chạy thêm một đoạn nữa ngay cả sau khi đạt đến vạch đích.
2. Ứng dụng của quán tính trong đời sống
+ Khi cho hạt đường vào hũ nhựa, trong quá trình đó, người ta thường nhấc hũ đường lên và gõ nhẹ xuống mặt bàn, theo quán tính, các hạt đường sẽ di chuyển xuống, nhờ đó mà người ta có thể cho thêm nhiều đường hơn.
+ Khi tra đầu búa vào cán, người ta thường đập mạnh cán búa xuống đất, vì theo quán tính, đầu búa sẽ di chuyển xuống.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 13: Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực
Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 14: Định luật 1 Newton
Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 15: Định luật 2 Newton
Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 16: Định luật 3 Newton
Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng