Với giải Câu hỏi 4 trang 34 Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ
Câu hỏi 4 trang 34 Chuyên đề Hóa học 10: Quan sát Hình 5.3, hãy cho biết trường hợp nào dễ bắt cháy hơn. Phản ứng cháy xảy ra phụ thuộc vào yếu tố nào?
Lời giải:
Trường hợp b) Đốt giấy bằng nguồn lửa trực tiếp dễ bắt cháy hơn.
Vì nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp với chất cháy.
Khi đốt giấy bằng kính lúp dưới ánh sáng mặt trời, kính lúp sẽ giống như một thấu kính hội tụ, chúng sẽ hội tụ ánh sáng mặt trời tập trung ở một điểm, làm nhiệt độ tăng lên cao, nên mẩu giấy có thể cháy. Như vậy cần mất một khoảng thời gian để ánh sáng mặt trời hội tụ và tạo nên nguồn nhiệt.
Điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra:
+ Điều kiện cần: (1) Chất cháy; (2) Chất oxi hóa; (3) Nguồn nhiệt.
+ Điều kiện đủ:
(1) Nồng độ oxygen trong không khí phải lớn hơn 14% thể tích (ngoại trừ đối với một số chất dễ cháy, gây nổ mạnh);
(2) Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy;
(3) Thời gian tiếp xúc của 3 điều kiện cần phải đủ lâu để xuất hiện sự cháy
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 33 Chuyên đề Hóa học 10: Cháy, nổ là các hiện tượng thường gặp trong đời sống. Các hiện tượng này đã được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu để phục vụ cho cuộc sống, đồng thời hạn chế những thiệt hại do chúng gây ra. Vậy phản ứng cháy, nổ là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? Khi nào phản ứng cháy, nổ xảy ra?...
Câu hỏi 1 trang 33 Chuyên đề Hóa học 10: Quan sát Hình 5.1, nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra. Xác định vai trò của các chất trong các phản ứng hóa học này và cho biết đây là loại phản ứng hóa học nào...
Câu hỏi 2 trang 33 Chuyên đề Hóa học 10: Các phản ứng cháy nêu trên có những đặc điểm chung nào?...
Luyện tập trang 33 Chuyên đề Hóa học 10: Nêu một số ví dụ về phản ứng cháy...
Câu hỏi 3 trang 34 Chuyên đề Hóa học 10: Dựa vào Hình 5.2, kể tên chất cháy, chất oxi hóa và nguồn nhiệt của các phản ứng cháy có trong Hình 5.1...
Câu hỏi 5 trang 34 Chuyên đề Hóa học 10: Từ việc quan sát Hình 5.4 và 5.5, hãy mô tả hiện tượng và so sánh mức độ của mỗi vụ nổ...
Vận dụng trang 34 Chuyên đề Hóa học 10: Con người thở ra CO2 không có khả năng gây cháy, nhưng vì sao khi ta thổi vào bếp than hồng, lại có thể làm than hồng bùng cháy?...
Câu hỏi 6 trang 34 Chuyên đề Hóa học 10: Quan sát Hình 5.5, hãy cho biết hậu quả để lại sau vụ nổ bom nguyên tử...
Luyện tập trang 35 Chuyên đề Hóa học 10: Nêu một số ví dụ về phản ứng nổ hoặc một số vụ nổ lớn trong nước và trên thế giới...
Câu hỏi 7 trang 35 Chuyên đề Hóa học 10: So sánh điểm giống và khác nhau giữa phản ứng nổ vật lí và nổ hóa học...
Câu hỏi 8 trang 35 Chuyên đề Hóa học 10: Quan sát Hình 5.6, cho biết hiện tượng nổ nào thuộc loại phản ứng nổ vật lí hoặc nổ hóa học...
Luyện tập trang 35 Chuyên đề Hóa học 10: Nêu một số ví dụ về phản ứng nổ hoặc một số vụ nổ lớn trong nước và trên thế giới...
Câu hỏi 9 trang 36 Chuyên đề Hóa học 10: Quan sát Hình 5.8, cho biết có bao nhiêu yếu tố để hình thành “nổ bụi”. Đó là những yếu tố gì?...
Vận dụng trang 36 Chuyên đề Hóa học 10: Năm 2007, tại một phân xưởng sản xuất bột mì ở tỉnh Bình Dương đã xảy ra một vụ nổ lớn khiến 5 công nhân bị bỏng nặng. Vụ nổ xảy ra sau khi các công nhân hàn để bảo trì lại bể chứa bột mì. Hiện tượng này có phải vụ nổ bụi không? Giải thích...
Câu hỏi 10 trang 36 Chuyên đề Hóa học 10: Hãy nêu những tác hại của các sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy đối với con người...
Bài 1 trang 37 Chuyên đề Hóa học 10: Hãy nêu đặc điểm của phản ứng cháy...
Bài 2 trang 37 Chuyên đề Hóa học 10: Nổ quả bóng bay do bơm quá căng là hiện tượng nổ...
Bài 3 trang 37 Chuyên đề Hóa học 10: Viết phương trình hóa học khi đốt cháy hoàn toàn một số nhiên liệu sau: khí thiên nhiên (thành phần chính là CH4), cồn (C2H5OH), gỗ (C6H10O5)n)...
Bài 4 trang 37 Chuyên đề Hóa học 10: Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một số bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sâu, phải thở máy và tổn thương thần kinh. Nguyên nhân được xác định là đốt than trong phòng kín. Hãy giải thích vì sao khi đốt than trong phòng ngủ để sưởi ấm có thể gây hôn mê, bại não, thậm chí tử vong...