Giao lưu với văn hóa phương Đông hay văn hóa phương Tây làm cho văn hoá Việt Nam phong phú hơn

2.9 K

Với giải Câu hỏi trang 11 Chuyên đề Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học

Câu hỏi trang 11 Chuyên đề Lịch sử 10Giao lưu với văn hóa phương Đông hay văn hóa phương Tây làm cho văn hoá Việt Nam phong phú hơn? Sự phong phú ấy được thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời :

Yêu cầu số 1:

- Quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây đều làm cho văn hoá Việt Nam trở nên phong phú.

- Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm lịch sử, và trong từng lĩnh vực cụ thể của văn hóa, mức độ ảnh hưởng của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây lại có sự khác biệt:

+ Thời kì cổ đại cho đến khoảng thế kỉ XV: văn hóa của các cộng đồng dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam có sự tiếp xúc chủ yếu với các nền văn hóa phương Đông, như: Trung Quốc, Ấn Độ, song vẫn mang đậm tính truyền thống.

Từ thế kỉ XVI trở đi, văn hóa Việt Nam có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa phương Tây, mặc dù quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông vẫn tiếp diễn và ngày càng phát triển. Những yếu tố mới về văn hóa như tôn giáo, tư tưởng, chữ viết, văn học,... du nhập vào Việt Nam, ban đầu tuy có xung đột với văn hóa truyền thống, song nhanh chóng được cải biên cho phù hợp với văn hóa dân tộc.

+ Ngày nay, với chủ trương mở rộng giao lưu và hội nhập văn hóa, nền văn hóa Việt Nam vẫn tiếp thu mạnh mẽ các tinh hóa văn hóa của nhân loại, trên cơ sở bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống.

Yêu cầu số 2: Biểu hiện: sự phong phú của văn hóa Việt Nam khi tiếp xúc với văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây:

Lĩnh vực

Tiếp thu văn hóa phương Đông

Tiếp thu văn hóa phương Tây

Kinh tế

- Phương thức xản xuất phong kiến

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Chính trị

- Thể chế: quân chủ chuyên chế

- Thể chế: dân chủ

Tư tưởng,

tôn giáo

- Nho giáo; Phật giáo; Đạo giáo; Hin-đu giáo….

- Thiên Chúa giáo;

- Đạo Tin Lành…

Ngôn ngữ,

chữ viết

- Chữ Hán (của Trung Quốc)

- Chữ Phạn (của Ấn Độ)

- Ngôn ngữ: tiếng Pháp, Anh

- Chữ viết: chữ La-tinh

Văn học

- Cốt truyện; điển tích; điển cố; thể loại văn học

- Thể loại văn học

- Phong cách sáng tác và mĩ cảm văn học…

Kiến trúc,

Điêu khắc

- Đền, chùa, tháp, cung điện

- Cầu đường, nhà ở, nhà hát, quảng trường…

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 5 Chuyên đề Lịch sử 10: Thông sử hay mỗi lĩnh vực của lịch sử có đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận như thế nào?...

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch sử 10Tại sao bảo tàng lịch sử được coi là không gian chứa đựng dòng chảy lịch sử?...

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch sử 10Theo em, tại sao các sử gia phong kiến phải viết lịch sử vua chúa? Điều quan trọng nhất của sử quan ngày xưa và sử gia ngày nay khi chép sử là gì?...

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch sử 10Tại sao cần phân chia các lĩnh vực của lịch sử?...

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Lịch sử 10Hãy trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam...

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Lịch sử 10Hãy trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu lịch sử xã hội Việt Nam...

Câu hỏi trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Theo em, trong lịch sử kinh tế Việt Nam, thời kì nào sản xuất ra nhiều lúa gạo nhất? Ngành kinh tế nào xuyên suốt trong lịch sử kinh tế Việt Nam? Tại sao?...

Luyện tập 1 trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Tại sao thông sử thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử?...

Luyện tập 2 trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Trình bày mối quan hệ giữa các lĩnh vực sử học. Lí giải tại sao lại có mối quan hệ này?...

Vận dụng 1 trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Hãy lựa chọn một số sự kiện lịch sử và trình bày theo cách biên niên...

Vận dụng 2 trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Sưu tầm tư liệu về kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới...

Đánh giá

0

0 đánh giá