Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học | Chân trời sáng tạo

11.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học

I. Thông sử và Lịch sử theo lĩnh vực

Mở đầu trang 5 Chuyên đề Lịch sử 10: Thông sử hay mỗi lĩnh vực của lịch sử có đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận như thế nào?

Trả lời :

* Thông sử:

Đối tượng nghiên cứu: các lĩnh vực của đời sống xã hội trong lịch sử, các nhân vật lịch sử, những chuyện xảy ra trong lịch sử,...

- Phạm vi nghiên cứu: lịch sử thế giới, dân tộc

- Cách tiếp cận: Tiếp cận một cách  tổng quan, toàn diện, đầy đủ về quá trình lịch sử.

* Lịch sử văn hóa

Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ đời sống văn hoá của dân tộc, quốc gia, khu vực, hoặc nhân loại.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành, phát triển đời sống vật chất, đời sống tinh thần, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc.

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

* Lịch sử xã hội

Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ cấu trúc và đời sống xã hội.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành, phát triển, thay đổi xã hội và những vấn đề về đời sống xã hội từ truyền thống đến hiện đại.

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

* Lịch sử tư tưởng

Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ đời sống tinh thần của dân tộc, quốc gia, khu vực, hoặc nhân loại.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình phát sinh, phát triển, thay đổi, du nhập các bộ phận chủ yếu: tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị; tư tưởng tôn giáo…

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

* Lịch sử kinh tế

Đối tượng nghiên cứu: Các phương thức sản xuất, gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình hình thành phát triển chuyển biến kinh tế qua các thời kì lịch sử (gồm cơ sở nền tảng, cơ cấu kinh tế, hoạt động kinh tế,...).

- Cách tiếp cận: thường tiếp cận theo từng thời kì lịch sử, không gian lịch sử.

A - CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Khái quát một số cách trình bày lịch sử truyền thống

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch sử 10Tại sao bảo tàng lịch sử được coi là không gian chứa đựng dòng chảy lịch sử?

Lời giải:

- Bảo tàng lịch sử là nơi chứa đựng, trưng bày các hiện vật có liên quan đến các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ. Thông qua các hiện vật đó, khách tham quan có thể hiểu được phần nào quá khứ theo một trình tự nhất định. Do đó, bảo tàng lịch sử được coi là không gian chứa đựng dòng chảy lịch sử 

2. Thông sử

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch sử 10Theo em, tại sao các sử gia phong kiến phải viết lịch sử vua chúa? Điều quan trọng nhất của sử quan ngày xưa và sử gia ngày nay khi chép sử là gì?

Trả lời :

- Các sử phong kiến phải viết lịch sử vua chúa vì nhiều lí do:

+ Thứ nhất, nhà vua là người chỉ đạo việc chép sử, mỗi ông vua đều muốn hậu thế biến đến những công đức, vai trò, việc làm của mình trong thời gian trị vì đất nước.

+ Thứ hai, dưới chế độ quân chủ, nhà vua là người đứng đầu đất nước, những chính sách và những hoạt động của vua chúa có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Điều quan trọng nhất của sử quan ngày xưa và sử gia ngày nay khi chép sử là luôn đảm bảo tính khách quan, trung thực của những sự kiện, hiện tượng được ghi chép.

3. Lịch sử theo lĩnh vực 

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch sử 10Tại sao cần phân chia các lĩnh vực của lịch sử?

Trả lời :

- Lịch sử được trình bày theo nhiều lĩnh vực (hay thể loại), trong đó có một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội loài người như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng,...

- Cần phân chia các lĩnh vực của lịch sử để thấy được: mọi lĩnh vực đều có lịch sử hình thành và phát triển, mỗi lĩnh vực là một dòng chảy tri thức muôn màu, muôn vẻ hợp thành lịch sử.A

II. Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam

1. Lịch sử văn hóa Việt Nam 

Câu hỏi trang 11 Chuyên đề Lịch sử 10Giao lưu với văn hóa phương Đông hay văn hóa phương Tây làm cho văn hoá Việt Nam phong phú hơn? Sự phong phú ấy được thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời :

Yêu cầu số 1:

- Quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây đều làm cho văn hoá Việt Nam trở nên phong phú.

- Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm lịch sử, và trong từng lĩnh vực cụ thể của văn hóa, mức độ ảnh hưởng của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây lại có sự khác biệt:

+ Thời kì cổ đại cho đến khoảng thế kỉ XV: văn hóa của các cộng đồng dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam có sự tiếp xúc chủ yếu với các nền văn hóa phương Đông, như: Trung Quốc, Ấn Độ, song vẫn mang đậm tính truyền thống.

Từ thế kỉ XVI trở đi, văn hóa Việt Nam có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa phương Tây, mặc dù quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông vẫn tiếp diễn và ngày càng phát triển. Những yếu tố mới về văn hóa như tôn giáo, tư tưởng, chữ viết, văn học,... du nhập vào Việt Nam, ban đầu tuy có xung đột với văn hóa truyền thống, song nhanh chóng được cải biên cho phù hợp với văn hóa dân tộc.

+ Ngày nay, với chủ trương mở rộng giao lưu và hội nhập văn hóa, nền văn hóa Việt Nam vẫn tiếp thu mạnh mẽ các tinh hóa văn hóa của nhân loại, trên cơ sở bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống.

Yêu cầu số 2: Biểu hiện: sự phong phú của văn hóa Việt Nam khi tiếp xúc với văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây:

Lĩnh vực

Tiếp thu văn hóa phương Đông

Tiếp thu văn hóa phương Tây

Kinh tế

- Phương thức xản xuất phong kiến

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Chính trị

- Thể chế: quân chủ chuyên chế

- Thể chế: dân chủ

Tư tưởng,

tôn giáo

- Nho giáo; Phật giáo; Đạo giáo; Hin-đu giáo….

- Thiên Chúa giáo;

- Đạo Tin Lành…

Ngôn ngữ,

chữ viết

- Chữ Hán (của Trung Quốc)

- Chữ Phạn (của Ấn Độ)

- Ngôn ngữ: tiếng Pháp, Anh

- Chữ viết: chữ La-tinh

Văn học

- Cốt truyện; điển tích; điển cố; thể loại văn học

- Thể loại văn học

- Phong cách sáng tác và mĩ cảm văn học…

Kiến trúc,

Điêu khắc

- Đền, chùa, tháp, cung điện

- Cầu đường, nhà ở, nhà hát, quảng trường…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài trên chỉ mang tính tham khảo

2. Lịch sử tư tưởng Việt Nam 

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Lịch sử 10Hãy trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Trả lời :

Đối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng: là toàn bộ đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam (tôn giáo, tín ngưỡng, triết học, xu hướng, trường phái chính trị,...).

Phạm vi nghiên cứu của lịch sử tư tưởng: là quá trình phát sinh, phát triển, thay đổi, du nhập các bộ phận chủ yếu: tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị, tư tưởng tôn giáo

3. Lịch sử xã hội Việt Nam 

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Lịch sử 10Hãy trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu lịch sử xã hội Việt Nam.

Trả lời :

- Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ cấu trúc và đời sống xã hội (giai tầng xã hội, phong trào xã hội, quan hệ xã hội, giới và dư luận xã hội,...).

- Phạm vi nghiên cứu là quá trình hình thành, phát triển, thay đổi xã hội và những vấn đề về đời sống xã hội từ truyền thống đến hiện đại.

4. Lịch sử kinh tế Việt Nam 

Câu hỏi trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Theo em, trong lịch sử kinh tế Việt Nam, thời kì nào sản xuất ra nhiều lúa gạo nhất? Ngành kinh tế nào xuyên suốt trong lịch sử kinh tế Việt Nam? Tại sao?

Trả lời :

- Trong lịch sử kinh tế Việt Nam, thời kì hiện đại sản xuất ra nhiều lúa gạo nhất, do có áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất và áp dụng nhiều giống lúa mới khiến năng suất và chất lượng lúa tăng cao.

- Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế xuyên suốt trong lịch sử kinh tế Việt Nam, vì:

+ Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều,...)

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống, tạo ra nguồn lương thực nuôi sống con người.

B - CÂU HỎI CUỐI BÀI

Luyện tập 1 trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Tại sao thông sử thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử?

Trả lời :

- Thông sử ghi chép tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong lịch sử (tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, quân sự, ngoại giao,...), các nhân vật lịch sử (vua chúa, lãnh tụ,...), những chuyện xảy ra trong lịch sử (các lĩnh vực đời sống tự nhiên, xã hội),... Do ưu điểm trình bày nhiều tri thức tổng quan, toàn diện, đầy đủ về quá trình lịch sử, nên thông sử thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

Luyện tập 2 trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Trình bày mối quan hệ giữa các lĩnh vực sử học. Lí giải tại sao lại có mối quan hệ này?

Trả lời :

- Lịch sử được trình bày theo nhiều lĩnh vực (hay thể loại), trong đó có một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội loài người như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng,... Các lĩnh vực này có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau.

- Sở dĩ có mối quan hệ trên là do mọi lĩnh vực trong đời sống của con người đều có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau.

Vận dụng 1 trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Hãy lựa chọn một số sự kiện lịch sử và trình bày theo cách biên niên.

Trả lời :

(*) Lựa chọn: Các sự kiện tiêu biểu trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam:

- Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc. Đến 23 giờ cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa ra “ Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

- Từ 14 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa, quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại sau khi giành chính quyền

- Ngày 14/8/1945, tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, để phát động nhân dân khởi nghĩa.

- Từ 16 đến 17/08/1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

- Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

- Ngày 18/8/1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền tỉnh lị.

- Tối ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội.

- Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế giành được chính quyền.

- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn.

- Ngày 28/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước (trừ một số thị xã do quân Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng từ trước).

- Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.

Vận dụng 2 trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Sưu tầm tư liệu về kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Trả lời :

Hướng dẫn: Học sinh có thể sưu tầm tư liệu về chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế, những thành tựu kinh tế Việt Nam trong mỗi giai đoạn cụ thể của thời kì đổi mới.

* Bài tham khảo: Thành tựu kinh tế Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới (1986 - 2000):

- Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm tăng 6,51%; trong đó:

+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%;

+ Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,06%;

+ Khu vực dịch vụ tăng 6,66%.

- Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

+ Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 24,53% (năm 2000), giảm 13,53% so với năm 1986;

+ Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,73% (năm 2000),, tăng 7,85% so với năm 1986.

+ Khu vực dịch vụ chiếm 38,74% (năm 2000), tăng 5,68% so với năm 1986.

- Thu nhập bình quân đầu người một tháng của dân cư tăng từ khoảng 1.600 đồng (năm 1986) lên đến 295.000 đồng năm 1999.

- Công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn (1986 – 2000) đạt được những kết quả đáng kể.

+ Năm 1993, tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam tính theo phương pháp của Ngân hàng Thế giới là 58,1%.

+ Đến năm 1998, tỷ lệ nghèo này giảm xuống còn 37,4%.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành trình 75 năm thành lập và phát triển đất nước qua số liệu thống kê

Đánh giá

0

0 đánh giá