Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên: “Hãy tiết kiệm lời hứa”

2.3 K

Với giải Bài tập 5 trang 15 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Giữ chữ tín giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4: Giữ chữ tín

Bài tập 5 trang 15 SBT GDCD 7: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên: “Hãy tiết kiệm lời hứa”.

Trả lời:

- Lời hứa thường xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống, ai trong chúng ta cũng từng hứa hẹn và cũng có thể đã từng thất hứa. Cho dù sự thất hứa đó là lỗi vô tình hay cố ý, thì điều đó cũng dẫn tới nỗi buồn cho người khác.

- Vì muốn tránh làm tổn thương và cũng muốn làm hài lòng đối phương, người ta không tiếc dùng những lời nói ngọt ngào, đưa ra những lời hứa hẹn thật tốt đẹp. Có người thản nhiên xem lời hứa như một câu cửa miệng, hứa rồi lại hứa. Cứ hứa mãi, rồi đến một lúc nào đó sẽ không còn mấy ai tin lời hứa của mình nữa. Hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều là biểu hiện của một người không chân thành và thiếu nghiêm túc. Khi lời hứa không thành, họ lại đưa ra rất nhiều lý do để biện hộ. Nếu bạn tạo ra lý do để nói dối người khác, thì chính là bạn tự dối lừa dối bản thân mình; đồng thời đang gây ra sự tổn thương sâu sắc cho người khác.

- Hứa không khó nhưng quan trọng là thời gian, kết quả thực hiện. Mỗi khi hứa hẹn điều gì, chúng ta cần phải có trách nhiệm với chính mình, với người đã hứa và lời hứa. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong đợi, tuy nhiên một khi đã hứa thì cho dù có khó khăn đến mấy cũng phải làm, đừng để lời nói như “gió thoảng, mây bay”. Vì vậy, chúng ta hãy “tiết kiệm lời hứa”, trước khi hứa một việc gì chúng ta cần phải suy nghĩ chín chắn, khả năng làm được thì mới hứa. Hứa trong khả năng của mình để hiệu quả của việc thực hiện lời hứa cao hơn. Giữ gìn lời hứa là một trong những tiêu chí trong việc tạo dựng uy tín và giá trị của một người.

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 14 SBT GDCD 7: Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?...

Bài tập 2 trang 14 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?...

Bài tập 3 trang 14 SBT GDCD 7: Trong các trường hợp dưới đây, bạn nào biết giữ chữ tín? Bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao?...

Bài tập 4 trang 15 SBT GDCD 7: Em sẽ xử lý thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?...

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Đánh giá

0

0 đánh giá