Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao? Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin

703

Với giải Bài tập 2 trang 14 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Giữ chữ tín giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4: Giữ chữ tín

Bài tập 2 trang 14 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

A. Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của tất cả mọi người đối với mình.

B. Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín.

C. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần giữ chữ tín.

D. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.

Trả lời:

- Ý kiến A. Không đồng tình, vì giữ niềm tin đối với những người có hành động xấu không phải là giữ chữ tín như ý nghĩa của bài học này. Ví dụ: Giữ lời hứa hành động xấu cùng với kẻ xấu.

- Ý kiến B. Đồng tình, vì làm tốt công việc như đã cam kết khiến người khác tin tưởng mình. Đó chính là một biểu hiện quan trọng của giữ chữ tín.

- Ý kiến C. Không đồng tình, vì ai cũng cần phải giữ chữ tín.

- Ý kiến D. Đồng tình, vì người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng sẽ làm mất niềm tin của mọi người, dần dần sẽ mất bạn bè, đối tác, mất đi lợi ích lâu dài.

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 14 SBT GDCD 7: Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?...

Bài tập 3 trang 14 SBT GDCD 7: Trong các trường hợp dưới đây, bạn nào biết giữ chữ tín? Bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao?...

Bài tập 4 trang 15 SBT GDCD 7: Em sẽ xử lý thế nào nếu ở trong các tình huống dưới đây?...

Bài tập 5 trang 15 SBT GDCD 7: Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên: “Hãy tiết kiệm lời hứa”....

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Đánh giá

0

0 đánh giá