Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 42: Vệ sinh da chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vệ sinh da lớp 8.
Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 42: Vệ sinh da
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 134 SGK Sinh học 8: - Da bẩn có hại như thế nào?
- Da bị xây xát có hại như thế nào?
Trả lời:
- Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da.
- Da bẩn còn làm hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi do đó ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Da xây xát dễ nhiễm trùng có khi gây bệnh như nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván...
Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 134 SGK Sinh học 8: - Hãy đánh dấu ✓ vào bảng 42-1 để chỉ những hình thức mà em cho là phù hợp với rèn luyện da.
Bảng 42–1. Các hình thức rèn luyện da
Hình thức |
Đánh dấu |
Hình thức |
Đánh dấu |
- Tắm nắng lúc 8 -9h - Tắm nắng lúc 12 -14h - Tắm nắng càng lâu càng tốt - Tập chạy buổi sáng - Tham gia thể thao buổi chiều |
|
- Tắm nước lạnh - Đi lại dưới trời nắng không cần đội mũ nón - Xoa bóp - Lao động chân tay vừa sức |
|
- Em hãy cho biết những nguyên tắc nào dưới đây phù hợp với rèn luyện da bằng cách đánh dấu ✓ vào ô vuông ở đầu mỗi nguyên tắc.
… + Phải luôn cố gắng rèn luyện da tới mức độ tối đa
… + Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng
… + Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người
… + Rèn luyện trong nhà tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
… + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.
Trả lời:
✓ + Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng
… + Phải luôn cố gắng rèn luyện da tới mức độ tối đa
✓ + Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người
… + Rèn luyện trong nhà tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
✓ + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.
Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 135 SGK Sinh học 8: Em hãy điền vào bảng 42-2, nêu tóm tắt biểu hiện của bệnh và cách phòng chống.
Bảng 42-2. Các bệnh ngoài da và cách phòng chống.
STT |
Bệnh ngoài da |
Biểu hiện |
Cách phòng chống |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4 |
|
|
|
Trả lời:
STT |
Bệnh ngoài da |
Biểu hiện |
Cách phòng chống |
1 |
Ghẻ ngứa |
Ngứa |
Giữ da sạch, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị ghẻ ngứa
|
2 |
Chàm |
Lở da |
Giữ da sạch |
3 |
Nhọt |
Mọc mụn to, sưng có mủ, đau |
Giữ da sạch, ăn uống đầy đủ chất |
4 |
Mụn |
Thường mọc ở mặt, đau, hơi ngứa |
Giữ da sạch, không nặn mụn còn non, ăn nhiều rau xanh, trái cây… |
5 |
Lang ben |
Có những mảng sáng màu hơn xuất hiện trên da
|
Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn mặt với người mắc bệnh
|
6 | Hắc lào | Có những mảng sần đỏ, mụn nước | Không mặc quần áo ướt, tránh dùng chung quần áo, khăn mặt với người mắc bệnh |
7 | Mụn trứng cá | Có mụn sưng viêm đỏ, bít tắc lỗ chân lông | Thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch, không tùy tiện nặn mụn |
Câu hỏi và bài tập (trang 136 SGK Sinh học lớp 8)
Câu 1 trang 136 SGK Sinh học 8: Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Trả lời:
- Để giữ gìn da luôn sạch sẽ cần: Tắm giặt thường xuyên rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay.
Cơ sở khoa học:
- Da sạch có khả năng diệt 85% số vi khuẩn bám trên da nhưng ở da bẩn thì chỉ diệt được chừng 5% nên dễ gây ngứa ngáy, ở tuổi dậy thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên mụn trứng cá.
- Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm. Không nên nặn trứng cá vì có thể giúp vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm có mủ.
Câu 2 trang 136 SGK Sinh học 8: Hãy rửa mặt, chân tay sau khi lao động, khi đi học về…, tắm giặt thường xuyên. Ngày nghỉ nên tắm nắng chừng 30 phút, trước 8 giờ sáng.
Trả lời:
Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, giữ cho da luôn sạch sẽ, tránh các bệnh ngoài da.
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng giúp cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.
I. Bảo vệ da
Để giữ gìn da luôn sạch sẽ, cần tắm giặt thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay. Da sạch có khả năng diệt 85% số vi khuẩn bám trên da nhưng ở da bẩn thì chỉ diệt được chừng 5% nên dễ gây ngứa ngáy, ở tuổi dậy thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên trứng cá.
Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm. Không nên nặn trứng cá vì có thể giúp vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm có mủ.
II. Rèn luyện da
Da không được rèn luyện, cơ thể dễ bị cảm, ốm khi thời tiết thay đổi hoặc bị mưa nắng đột ngột. Rèn luyện da cũng là rèn luyện thân thể.
III. Phòng chống bệnh ngoài da
Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, nếu không giữ cho da sạch sẽ thì dễ mắc các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào... Đặc biệt, các vết thương ở chân dễ tiếp xúc với bùn, đất bẩn có thể mắc bệnh uốn ván. Cần đề phòng tránh bị bỏng nhiệt, bỏng do vôi tôi, do hóa chất, do điện...
Để phòng bệnh, cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, tránh làm da bị xây xát, giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.
Khi mắc bệnh cần chữa trị kịp thời. Bị bỏng do nước sôi nên sơ cứu ngay bằng cách ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh và sạch, sau đó bôi thuốc mỡ chống bỏng. Nếu bỏng nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Bài giảng Sinh học 8 Bài 42: Vệ sinh da