20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 27 (Cánh diều 2024) có đáp án: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

3.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Câu 1. Kênh Kiel nối liền biển/đại dương nào sau đây?

A. Địa Trung Hải và Hồng Hải.

B. Bắc Hải và biển Ban Tích.

C. Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương và Đại Tây dương.

Đáp án: B

Giải thích: Kênh Kiel là kênh nối liền Bắc Hải và biển Ban Tích.

Câu 2. Ngành vận tải nào sau đây đảm nhiệm phần lớn trong vận tải hàng hóa quốc tế và có khối lượng luân chuyển lớn nhất thế giới?

A. Đường sắt.

B. Đường hàng không.

C. Đường ôtô.

D. Đường biển.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành vận tải đảm nhiệm phần lớn trong vận tải hàng hóa quốc tế và có khối lượng luân chuyển lớn nhất thế giới là ngành vận tải đường biển.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?

A. Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km.

B. Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.

C. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.

D. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

Đáp án: A

Giải thích: Ngành giao thông vận tải có đặc điểm: Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa; Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn và tiêu chí đánh giá ngành giao thông vận tải là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

Câu 4.  Tiêu chí nào không để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?

A. Cước phí vận tải thu được.

B. Khối lượng luân chuyển.

C. Khối lượng vận chuyển.

D. Cự li vận chuyển trung bình.

Đáp án: A

Giải thích: Tiêu chí để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

Câu 5. Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở biển/đại dương nào sau đây?

A. Ven bờ Ấn Độ Dương.

B. Ven bờ Địa Trung Hải.

C. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương.

D. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương.

Đáp án: C

Giải thích: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở hai bờ đối diện Đại Tây Dương. Đây là nơi tập trung nhiề66. Cảng Rotterdam, cảng biển lớn nhất thế giới nằm ở biển/đại dương nào sau đây?

A. Địa Trung Hải.

B. Đại Tây Dương.

C. Bắc Hải.

D. Thái Bình Dương.

Đáp án: C

Giải thích: Cảng Rotterdam, cảng biển lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Hải.

Câu 7. Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là

A. Đanuýp, Vônga.

B. Rainơ, Đa nuýp.

C. Vônga, Iênitxây.

D. Vônga, Rainơ.

Đáp án: B

Giải thích: Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là Rainơ và Đa nuýp.

Câu 8. Tiêu chí nào sau đây không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?

A. Thời gian vận chuyển.

B. Cự li vận chuyển trung bình.

C. Khối lượng luân chuyển.

D. Khối lượng vận chuyển.

Đáp án: A

Giải thích: Các tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải: Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hóa), khối lượng luân chuyển (người/km; tấn/km) và cự li vận chuyển trung bình (km) => Cước phí vận chuyển không phải là tiêu chí để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải.

Câu 9. Ngành đường biển đảm nhận chủ yếu việc vận chuyển

A. các vùng

B. nội địa.

C. các tỉnh.

D. quốc tế.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành vận tải đường biển và vận tải đường hàng không luôn đảm nhận chủ yếu việc vận chuyển quốc tế.

Câu 10. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải được tính bằng

A. số hàng hóa và hành khách đã được vận chuyển và luân chuyển.

B. tổng lượng hàng hóa đã được vận chuyển và luân chuyển.

C. số hàng hóa và hành khách đã được luân chuyển.

D. số hàng hóa và hành khách đã được vận chuyển.

Đáp án: A

Giải thích: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải được tính bằng số hàng hóa và hành khách đã được vận chuyển và luân chuyển

Câu 11. Những nước phát triển mạnh ngành đường sông hồ là

A. các nước ở vùng ôn đới.

B. Các nước ở châu Âu.

C. các nước châu Á, châu Phi.

D. Hoa Kì, Canada và Nga.

Đáp án: D

Giải thích: Những nước phát triển mạnh ngành đường sông, hồ là Hoa Kì, Canada và Nga. Đây là những nước có hệ thống sông ngòi lớn chằng chịt, mạng lưới dày đặc và tàu, thuyền hiện đại phát triển mạnh.

Câu 12. Loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển là

A. sắt thép.

B. nông sản.

C. dầu mỏ.

D. hành khách.

Đáp án: C

Giải thích: Loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển là dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ.

Câu 13. Phương tiện vận tải phổ biến ở các vùng hoang mạc là

A. gia súc.

B. máy bay.

C. tàu hoả.

D. ô tô.

Đáp án: A

Giải thích: Ở các vùng hoang mạc nhiệt đới, người ta chuyên chở hàng hóa bằng gia súc (lạc đà).

Câu 14. Cảng biển lớn nhất thế giới trước đây gắn liền với việc ra đời của ngành bảo hiểm là

A. Kôbê.

B. NewYork.

C. Rotterdam.

D. London.

Đáp án: D

Giải thích: Cảng biển lớn nhất thế giới trước đây gắn liền với việc ra đời của ngành bảo hiểm là cảng biển London thuộc nước Anh.

Câu 15. Nhân tố nào sau đây không có tác động đến lựa chọn loại hình vận tải, hướng và cường độ vận chuyển?

A. Yêu cầu về cự li vận chuyển.

B. Yêu cầu về khối lượng vận tải.

C. Yêu cầu về phương tiện vận tải.

D. Yêu cầu về tốc độ vận chuyển.

Đáp án: C

Giải thích: Nhân tố tác động đến lựa chọn loại hình vận tải, hướng và cường độ vận chuyển là khối lượng vận tải, cự li vận chuyển và tốc độ vận chuyển => Phương tiện vận tải không ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình vận tải, hướng và cường độ vận chuyển.

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

I. Giao thông vận tải

1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Cánh diều (ảnh 1)

a. Vai trò

- Thúc đẩy hoạt động sản xuất và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển.

- Phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các địa phương, là phương tiện giúp các nước giao lưu và hội nhập, giải quyết việc làm cho người lao động,...

- Tạo ra sự liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, làm cho khoảng cách địa lí được rút ngắn lại.

- Góp phần khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

b. Đặc điểm

- Đối tượng chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra.

- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.

- Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành kinh tế khác.

- Có sự phân bố đặc thù, theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông.

c. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải

Nhân tố

Ảnh hưởng

Vị trí, lãnh thổ

- Sự phân bố các loại hình giao thông vận tải.

- Sự hình thành mạng lưới giao thông vận tải.

Tự nhiên (điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên)

- Sự phân bố của các loại hình giao thông vận tải và vai trò khác nhau của các loại hình.

- Sự hoạt động của các phương tiện vận tải.

Kinh tế - xã hội

Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế

- Là khách hàng của giao thông vận tải, thúc đẩy giao thông vận tải phát triển.

- Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.

- Quy định các loại hình vận tải, khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá.

Dân cư, lao động

- Khách hàng của giao thông vận tải.

- Sự phát triển và phân bổ các luồng vận tải hành khách, xuất hiện các loại hình vận tải đặc biệt.

Vốn đầu tư

- Sự phát triển mạng lưới, phương tiện thúc đẩy giao thông vận tải.

- Thực hiện các dự án giao thông vận tải hiện đại.

Khoa học,

công nghệ

- Tăng tốc độ vận chuyển, hiện đại hoá và nâng cao

chất lượng các phương tiện vận tải.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lí.

2. Địa lí các ngành giao thông vận tải

a. Đường ô tô

- Vai trò

+ Chiếm ưu thế trong các loại hình vận tải.

+ Có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh nhờ khả năng đi đến mọi nơi, tới được các vùng cao với điều kiện đường sá khó khăn.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Cánh diều (ảnh 1)

Đường ô tô

- Ưu điểm:

+ Sự thuận tiện và cơ động

+ Phù hợp với cự li vận tải trung bình và ngắn

+ Có khả năng phối hợp hoạt động với các loại hình vận tải khác.

- Nhược điểm:

+ Khối lượng chuyên chở không lớn như vận tải đường sắt, đường thuỷ

+ Tiêu thụ nhiều nhiên liệu gây ô nhiễm không khí

+ Gây ra tếng ồn và tai nạn giao thông,...

- Tình hình: Tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên do nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách và phục vụ du lịch.

- Phân bố: Những nước có chiều dài đường ô tô lớn năm 2019 là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga,...

b. Đường sắt

- Đường sắt ra đời sớm và công nghệ vận tải đường sắt ngày càng phát triển với nhiều loại hình.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Cánh diều (ảnh 1)

Đường sắt

- Ưu điểm:

+ Vận chuyển được hàng hóa nặng trên những tuyến đường dài với tốc độ khá nhanh và ổn định

+ Giá rẻ hơn vận tải ô tô

+ Mức độ an toàn và sự tiện nghi cao, ít gây tai nạn.

- Nhược điểm: Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cổ định, có đặt đường ray.

- Tình hình: Tổng chiều dài đường sắt toàn thế giới tăng (từ 1011,7 nghìn km - 2000 lên 1 321,9 nghìn km - 2019).

- Phân bố

+ Mạng lưới đường sắt phân bố không đồng đều theo châu lục và các quốc gia.

+ Chiều dài đường sắt lớn nhất là châu Mỹ, tiếp theo là châu Á và châu Âu, Châu Phi và châu Đại Dương có chiều dài đường sắt ít nhất.

+ Những nước có chiều dài đường sắt lớn năm 2019 là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ,... .

c. Đường sông, hồ

- Đặc điểm

+ Có từ rất sớm, là phương tiện vận tải hàng hoá và người trên các tuyến đường thuỷ nội địa.

+ Con người đã cải tạo sông, hồ, đào kênh nối liền các lưu vực vận tải với nhau.

+ Giao thông vận tải đường sông, hồ chủ yếu dựa vào mạng lưới sông, hồ tự nhiên.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Cánh diều (ảnh 1)

Giao thông đường thủy

- Phân bố

+ Những hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn là: sông Đa-nuyp, Rai-nơ, Von-ga,... (châu Âu); sông Mê Công, Dương Tử,... (châu Á),…

+ Nhiều sông, hồ được nối thông với nhau nhờ các kênh đào, tiêu biểu như kênh đào Von-ga-đôn ở Liên bang Nga nối liền hai con sông Von-ga,…

d. Đường biển

- Vai trò

+ Vận tải hàng hoá chủ yếu trên các tuyến đường biển nội địa và quốc tế (viễn dương).

+ Góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng, các nước.

+ Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Cánh diều (ảnh 1)

Giao thông đường biển

- Ưu điểm:

+ Chuyên chở hàng hóa nặng, chất lỏng,... trên quãng đường dài

+ Giá cước vận chuyển rẻ hơn các loại hình vận tải khác

+ Mức độ an toàn khá cao.

- Nhược điểm:

+ Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (gió, bão,...)

+ Tốc độ vận tải tương đối chậm

+ Gây ô nhiễm môi trường biển, đại dương.

- Tình hình phát triển

+ Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới.

+ Hiện nay trên thế giới đang phát triển mạnh việc chuyên chở bằng tàu container.

- Phân bố: Từ năm 2005 trở về trước, Rot-tec-đam (Hà Lan) là cảng lớn nhất thế giới.  Hiện nay cảng Rôt-tec-đam vẫn giữ vị trí then chốt trên tuyến đường biển Tây Âu - Bắc Mỹ.

e. Đường hàng không

- Vai trò

+ Đảm bảo giao lưu giữa các vùng của mỗi nước và các nước trên thế giới.

+ Cầu nối quan trọng giữa các nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy phát triển du lịch.

+ Gắn kết các vùng xa xôi, tăng cường hội nhập, có vai trò đối với an ninh quốc phòng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Cánh diều (ảnh 1)

Đường hàng không

- Ưu điểm:

+ Tốc độ vận tải cao

+ Thời gian vận chuyển ngắn

+ Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

- Nhược điểm: Cước phí vận tải đắt, trọng lượng vận tải thấp.

- Tình hình phát triển:

+ Năm 2019, toàn thế giới có trên 15 nghìn sân bay, tập trung nhiều nhất châu Mỹ, châu Âu và châu Á.

+ Các sân bay quốc tế tăng lên không ngừng cả về số sân bay và số lượt hành khách vận chuyển.

+ Đường hàng không đã vận chuyển trên 4,2 tỉ lượt hành khách, khoảng 40% là khách du lịch quốc tế (năm 2019).

- Phân bố: Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương nối châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, các tuyến nối Hoa Kỳ với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

II. Bưu chính viễn thông

1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông

a. Vai trò

- Tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế.

- Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế.

- Tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và đảm bảo an ninh quốc gia.

b. Đặc điểm

Tạo ra mạng lưới bưu chính và mạng lưới truyền thông tin đến mọi nơi trong nước và các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất, phục vụ nhu cầu sản xuất và xã hội.

- Bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính, viễn thông sử dụng các thiết bị kết hợp với vệ tinh và internet cung ứng dịch vụ từ xa không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ.

- Sử dụng dịch vụ của nhiều ngành, trong đó quan trọng nhất là công nghiệp điện tử - tin học, giao thông vận tải, nghiên cứu và phát triển (R&D), dịch vụ thiết kế,...

c. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông

- Trình độ phát triển kinh tế: Kinh tế càng phát triển, nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng nhiều, quy mô của ngành ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh.

- Khoa học - công nghệ: Tạo ra nhiều cách thức chuyển phát và các dịch vụ bưu chính mới; thay đổi và xuất hiện nhiều thiết bị viễn thông hiện đại với tốc độ cao, các phương tiện và phương thức truyền thông tin tới khắp mọi nơi trên thế giới.

- Vốn đầu tư: Ảnh hưởng tới việc mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông.

- Nhân tố khác: Mức sống dân cư, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố bưu chính viễn thông.

2. Tình hình phát triển và phân bố

a. Ngành Bưu chính

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Cánh diều (ảnh 1)

- Tình hình phát triển:

+ Dịch vụ bưu chính bao gồm nhận, vận chuyển và chuyển phát thư từ, bưu phẩm, bưu kiện, điện báo, điện tín, chuyển tiền từ nơi gửi (người gửi) đến nơi nhận (người nhận).

+ Hoạt động bưu chính ngày càng phát triển, nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới đã xuất hiện.

+ Bưu chính không thể tách rời xã hội và khách hàng mà ngành phục vụ.

- Phân bố: Hầu như mọi quốc gia và người dân đều sử dụng dịch vụ bưu chính, trong đó, có khoảng 1,5 tỉ người trên toàn thế giới đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính.

b. Ngành viễn thông

- Tình hình phát triển: Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại.

+ Điện thoại là thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin.

+ Máy tính cá nhân là phương tiện được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Internet bao gồm mạng toàn cầu www và các thiết bị phần cứng (máy tính, mạng truyền dẫn) đã mở ra kỉ nguyên mới cho ngành viễn thông.

- Phân bố: Dịch vụ viễn thông có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 29: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 30: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Đánh giá

0

0 đánh giá