20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 22 (Cánh diều 2023) có đáp án: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

2.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với hình thức tổ chức sản xuất trang trại trong nông nghiệp?

A. Tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà nước.

B. Đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa.

C. Tập trung vào các nông sản có lợi thế.

D. Thuê mướn lao động làm ở trang trại.

Đáp án: A

Giải thích:

Một số đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất trang trại trong nông nghiệp

- Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Quy mô sản xuất tương đối lớn.

- Thường thuê lao động.

- Tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hóa, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Câu 2. Quan niệm của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.

B. Tạo ra tiền đề để sử dụng hợp lí các nguồn lực.

C. Chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa.

D. Hệ thống liên kết không gian của các ngành.

Đáp án: B

Giải thích: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.

Câu 3. Sản xuất trang trại được tiến hành theo cách thức

A. đa dạng.

B. thâm canh.

C. quảng canh.

D. đa canh.

Đáp án: B

Giải thích: Sản xuất trang trại được tiến hành theo cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hóa, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Câu 4. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là

A. vùng nông nghiệp.

B. thể tổng hợp nông nghiệp.

C. trung tâm nông nghiệp.

D. hợp tác xã nông nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới rất đa dạng với nhiều quy mô và cấp độ khác nhau như hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp,...

Câu 5. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây gắn liền với quá trình công nghiệp hóa?

A. Vùng nông nghiệp.

B. Hộ gia đình.

C. Hợp tác xã.

D. Trang trại.

Đáp án: D

Giải thích: Trang trại là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp quan trọng của các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp. Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Câu 6. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hóa?

A. Vùng nông nghiệp.

B. Nông trường quốc doanh.

C. Hợp tác xã nông nghiệp.

D. Trang trại nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: Trang trại thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn và tăng thu nhập cho người dân nông thôn -> Trang trại nông nghiệp là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hóa.

Câu 7. Mục đích chủ yếu của trang trại là

A. sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường.

B. phát triển sản xuất nông nghiệp ở quy mô diện tích rộng.

C. đẩy mạnh cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.

D. sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và thâm canh sâu.

Đáp án: A

Giải thích: Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Quy mô sản xuất tương đối lớn, thường thuê lao động. Tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hóa, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng về vùng nông nghiệp?

A. Lãnh thổ tương đối đồng nhất về những điều kiện tự nhiên.

B. Ranh giới trùng hợp hoàn toàn với vùng kinh tế tổng hợp.

C. Hình thành nên những vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.

D. Lãnh thổ tương đối đồng nhất về điều kiện kinh tế - xã hội.

Đáp án: B

Giải thích: Vùng nông nghiệp có lãnh thổ rộng lớn và ranh giới xác định, được hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, cơ sở vật chất - kĩ thuật nông nghiệp, cơ cấu sản xuất,... Sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng.

Câu 9. Nhân tố có ảnh hưởng nhiều tới hình thức tố chức sản xuất nông nghiệp là

A. sinh vật và nguồn nước.

B. khí hậu, các dạng địa hình.

C. dân cư và nguồn lao động.

D. quan hệ sở hữu ruộng đất.

Đáp án: D

Giải thích: Nhân tố có ảnh hưởng nhiều tới hình thức tố chức sản xuất nông nghiệp là quan hệ sở hữu ruộng đất.

Câu 10. Trong nông nghiệp, trang trại là hình thức sản xuất

A. khá nhỏ.

B. đi đầu.

C. cơ sở.

D. rất lớn.

Đáp án: C

Giải thích: Trong nông nghiệp, trang trại là hình thức sản xuất cơ sở, có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp (cả về kinh tế, xã hội và môi trường). Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, xã hội,...

Câu 11. Vùng nông nghiệp không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái.

B. Tạo vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.

C. Cơ sở để hình thành vùng công nghiệp.

D. Làm cho phân bố nông nghiệp hợp lí.

Đáp án: C

Giải thích:

- Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng.

- Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ và phân bố nông nghiệp hợp lí.

Câu 12. Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp với vai trò vừa là lực lượng sản xuất, vừa là đối tượng tiêu thụ là

A. dân cư - lao động.

B. thị trường tiêu thụ.

C. tiến bộ khoa học-kĩ thuật.

D. quan hệ sở hữu ruộng đất.

Đáp án: A

Giải thích: Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp với vai trò vừa là lực lượng sản xuất, vừa là đối tượng tiêu thụ là dân cư - lao động.

Câu 13. Trong giai đoạn hiện nay, các hợp tác xã hoạt động phù hợp có hiệu quả thường là

A. hợp tác xã tín dụng.

B. hợp tác xã chế biến và tiêu thụ nông sản.

C. hợp tác xã dịch vụ, kĩ thuật.

D. hợp tác xã thủy sản, nông sản.

Đáp án: D

Giải thích: Trong giai đoạn hiện nay, các hợp tác xã hoạt động phù hợp có hiệu quả thường là hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã chế biến và tiêu thụ nông sản, hợp tác xã dịch vụ, kĩ thuật.

Câu 14. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất là

A. trang trại.

B. vùng nông nghiệp.

C. thể tổng hợp nông nghiệp.

D. hộ gia đình.

Đáp án: B

Giải thích: Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

Câu 15. Điều kiện kinh tế - xã hội

A. ít ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.

B. chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển, phân bố của một số ít loại cây trồng.

C. có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

D. có ý nghĩa quyết định đến trình độ phát triển và phân bố nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: Điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đến trình độ phát triển và phân bố nông nghiệp.

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

I. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1. Quan niệm và vai trò

a. Quan niệm

- Là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

b. Vai trò

- Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp, tập trung tư liệu sản xuất, lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

- Nâng cao năng suất lao động và góp phần quy hoạch theo lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân.

- Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.

- Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ.

- Giảm thiểu tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1. Trang trại

- Vai trò:

Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn.

+ Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

+ Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường.

- Đặc điểm:

Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường.

+ Quy mô sản xuất tương đối lớn.

+ Thường thuê lao động.

+ Tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hoá, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Trang trại bò sữa ở Mộc Châu

2. Thể tổng hợp nông nghiệp

- Vai trò:

Khai thác thế mạnh của lãnh thổ.

+ Thúc đẩy liên kết kinh tế trong chế biến sản xuất và tiêu thụ nông sản.

+ Thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Đặc điểm:

Là lãnh thổ có diện tích tương đối lớn; không có ranh giới rõ ràng; sản xuất tập trung một vài cây trồng hoặc vật nuôi.

+ Có mối liên kết giữa các nông hộ, trang trại,... với cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm và phát triển thành các chuỗi giá trị nông sản..

+ Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, tạo ra các nông sản có giá trị và khối lượng lớn, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu.

3. Vùng nông nghiệp

- Vai trò:

Sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng.

+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các vùng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên

- Đặc điểm:

Lãnh thổ rộng lớn, có đặc điểm tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, có ranh giới xác định.

+ Chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh của vùng với những sản phẩm đặc trưng của vùng.

+ Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao.

III. Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại

- Cơ giới hoá và tự động hoá trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.

- Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...

- Công nghệ sinh học: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học,...

- Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: canh tác trên giá thể, canh tác thuỷ canh, khí canh,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Nghiên cứu tạo ra những giống cây trồng mới

IV. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

- Gắn với thị trường: liên kết trong sản xuất nông nghiệp hình thành và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

- Ứng dụng công nghệ cao: phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh,...

- Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Đánh giá

0

0 đánh giá