SBT Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954) | Giải SBT Lịch sử lớp 12

1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954) chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

SBT Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954)

Bài 1 trang 105 SBT sử 12

1. Trải qua 8 năm chiến tranh, khi Pháp ngày càng sa lầy và thất bại ở Đông Dương. Mĩ có âm mưu gì?

A. Ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ thông qua kí kết hiệp định

B. Giúp Pháp củng cố quyền thống trị ở Đông Dương

C. Thực hiện chính sách thực dân mới thông qua tài trợ cho chính quyền tay sai của Mĩ ở Đông Dương

D. Từng bước thay chân Pháp độc chiếm Đông Dương 

2. Để giải quyết khó khăn ở Đông Dương, thực dân Pháp thực hiện nhiều biện pháp, ngoại trừ

A. Nhận thêm viện trợ của Mĩ

B. Thay tổng chỉ huy quân đội viễn chinh

C. Đề ra kế hoạch quân sự mới

D. Thay đổi nội các chính phủ Bảo Đại

3. Bước vào đông - xuân 1953 -1954, âm mưu của Pháp - Mĩ là:

A. Giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm "kết thúc chiến tranh trong danh dự"

B. Giành một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

C. Giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ

D. Giành một thắng lợi quân sự để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

4. Kế hoạch quân sự của Nava gồm mấy bước, dự định thực hiện trong thời gian bao lâu ?

A. Hai bước, thực hiện trong vòng 18 tháng.

B. Ba bước, thực hiện trong vòng 18 tháng,

C. Bốn bước, thực hiện trong vòng 2 năm.

D. Năm bước, thực hiện trong vòng 2 năm.

5. Điểm mấu chốt của kế hoạc Nava là gì

A. Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh, mở một cuộc tiến công chiến lược

B. Phân tán quân để chủ động đối phó với các mũi tiến công của quân ta

C. Tập trung binh lực ở đồng bằng Bắc Bộ, mở mũi tiến công lên Tây Bắc và Bắc Lào

D. Tập trung binh lực, mở trận quyết chiến chiến lược, giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh

6. Nhược điểm của kế hoạch Nava là gì?

A. Ra đời trong thế bị động

B. Thể hiện sự lệ thuộc chặt chẽ của Pháp vào Mĩ

C. Mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán binh lực, giữa thế và lực của quân Pháp với mục tiêu chiến lược đặt ra

D. Nhằm giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh trong danh dự

7. Ý nào đúng để thể hiện đoạn dữ liệu sau

"Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng ... mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt ..., giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải ... phân tán lực lượng để đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ..."

A. Chủ yếu ... quân địch ... đề ra kế hoạch

B. Quan trọng về chiến lược ... một bộ phận sinh lực địch, ... bị động

C. Chiến lược ... sinh lực địch ... rút lui

D. Khu vực ... một bộ phận sinh lực địch ... bị động phân tán

8. Để phân tán lực lượng địch, trong Đông - Xuân 1953 - 1954, quân ta đã chủ động tấn công địch ở các hướng

A. Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.

B. Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Nam Trung Bộ.

C. Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên.

D. Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Thượng Lào.

9. Hãy sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian về cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta: 1. Tiến công địch ở Trung Lào; 2. Tiến công địch ở Lai Châu, giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ); 3. Tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên; 4. Tiến công địch ở Thượng Lào

A. 2, 1, 4, 3

B. 2, 3, 4, 1

C. 1, 2, 3, 4

D. 3, 4, 2, 1

10. Đến đầu năm 1954, tình hình quân Pháp như thế nào

A. Vẫn giữ vững thế chiến lược trên chiến trường Đông Dương

B. Bị động phân tán, hình thành 5 nới tập trung binh lực trên chiến trường Đông Dương

C. Bị động phân tán khắp chiến trường Đông Dương

D. Chuẩn bị những khâu cuối cùng cho trận quyết định tại Điện Biên Phủ

11. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta là

A. tiêu hao nhiều sinh lực địch, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta.

B. buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta, làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ.

C. buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta, chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.

D. làm cho kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn.

12. Mục tiêu của chiến dịch Điện Biên Phủ được Bộ chính trị Trung ương Đảng xác định là gì?

A. Tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào

B. Đánh sập trung điểm của kế hoạch Nava, buộc quân địch phải đầu hàng

C. Là trận quyết chiến chiến lược đánh bài hoàn toàn thực dân Pháp

D. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng các vùng khác trên cả nước

13. Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian về diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ: 1. Quân ta đồng loạt tấn công phân khu Trung tâm và phân khu Nam; 2. Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm; 3. Quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc

A. 2, 1, 3

B. 2, 3, 1

C. 1, 2, 3

D. 3, 2, 1

14. Thắng lợi nào của ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava

A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

C. Thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.

15. Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở hội nghị Giơnevơ năm 1954 là do

A. Sức ép của Liên Xô và các cường quốc

B. Xu thế đàm phán của thế giới lúc bấy giờ

C. Bị thất bại ở Điện Biên Phủ

D. Dư luận nhân dân thế giới phản đối chiến tranh của Pháp ở Đông Dương

16. Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam là gì

A. Mới giải phóng được một nửa đất nước, từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc

B. Mĩ thay chân Pháp đưa quân vào Việt Nam

C. Mĩ thành công trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương

D. Các cường quốc chưa ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

17. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định sự thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) của nhân dân ta là

A. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo

B. Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất

C. Xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, hậu phương được củng cố.

D. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước dân chủ nhân dân, nhân dân Pháp và nhân lọai tiến bộ... 

Trả lời:

Câu 1

Lời giải: Mỹ: can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài, mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.

Chọn D.

Câu 2

Lời giải: Để giải quyết khó khăn ở Đông Dương, thực dân Pháp thực hiện nhiều biện pháp, ngoại trừ Nhận thêm viện trợ của Mĩ.

Chọn A

Câu 3

Lời giải: Ngày 07/05/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử Nava làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, đề ra kế hoạch trong 18 tháng sẽ giành thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

Chọn A

Câu 4

Lời giải: Kế hoạch Nava được chia thành hai bước và thực hiện trong vòng 18 tháng

Chọn A

Câu 5

Lời giải: Thực hiện kế hoạch này, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc bộ 44 tiểu đoàn cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn ở Đông Dương), tiến hành càn quét, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa, để phá kế hoạch tiến công của ta.

Chọn A

Câu 6

Lời giải: Nhược điểm của kế hoạch Nava là: Mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán binh lực, giữa thế và lực của quân Pháp với mục tiêu chiến lược đặt ra.

Chọn C

Câu 7

Lời giải: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.

Chọn B

Câu 8

Lời giải: Để phân tán lực lượng địch, trong Đông - Xuân 1953 - 1954, quân ta đã chủ động tấn công địch ở các hướng Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên.

Chọn C

Câu 9

Lời giải:

- Ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thị xã Lai Châu, loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại đội địch, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ) được giải phóng.

- Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào.

- Cuối tháng 1-1954, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào

- Đầu tháng 2-1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên.

Chọn A

Câu 10

Lời giải: Đến đầu năm 1954, tình hình quân Pháp bị động phân tán khắp chiến trường Đông Dương.

Chọn C

Câu 11

Lời giải: 

- Bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va.

- Thắng lợi trong đông - xuân 1953 - 1954 đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.

Chọn B

Câu 12

Lời giải: Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

Chọn A

Câu 13

Lời giải: 

- Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2, từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1,C1, C2, A1,... 

- Đợt 3, từ ngày 1-5 đến ngày 7-5-1954: quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam.

Chọn D

Câu 14

Lời giải: Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.

Chọn C

Câu 15

Lời giải: Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở hội nghị Giơnevơ năm 1954 là do bị thất bại ở Điện Biên Phủ.

Chọn C

Câu 16

Lời giải: Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam là mới giải phóng được một nửa đất nước, từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc

Chọn A

Câu 17

Lời giải: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.

Chọn A

Bài 2 trang 108 SBT sử 12

Điền tiếp những nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) trong các câu dưới đây.

1. Nội dung chính của kế hoạch Nava:

a) Bước thứ nhất: trong thu - đông 1953 và xuân 1954,

b) Bước thứ hai: từ thu đông năm 1954, ...

2. Một số sự kiện chính trong tiến trình Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương

a) Tháng 1 - 1954, ...

b) Ngày 8-5- 1954, ...

Trả lời:

1. Nội dung chính của kế hoạch Nava:

a) Bước thứ nhất: thu - đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định miền Trung và Nam, giành nhân lực, vật lực, thanh toán Liên khu V, đồng thời mở rộng ngụy quân, xây dựng đội quân cơ động mạnh.

b) Bước thứ hai: từ thu đông năm 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta đàm phán theo điều kiện có lợi cho Pháp và “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

2. Một số sự kiện chính trong tiến trình Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương

a) Tháng 1 - 1954, Hội nghị Ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp ở Béc-lin thỏa thuận triệu tập hội nghị Giơ-ne-vơ giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

b) Ngày 8-5- 1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn Việt Nam do Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn được chính thức mời họp.

Bài 3 trang 109 SBT sử 12

Quan sát lược đổ hình 54 trong SGK, hãy trình bày tóm tắt diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Trả lời:

* Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt: 

- Đợt 1, từ ngày 13/03 đến 17/03/1954: Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch.

- Đợt 2, từ ngày 30/03 đến 26/04/1954:

+ Ta đồng loạt tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh như E1, D1, C1, C2, A1,... chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch.

+ Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ.

+ Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi.

- Đợt 3, từ ngày 01/05  đến 07/05/1954:

+ Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch.

+ Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch.

+ 17 giờ 30 ngày 07/05/1954, Tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.

+ Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

Bài 4 trang 110 SBT sử 12

Hãy chứng minh: Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất, có tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954).

Trả lời:

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai của dân tộc ta đã giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự.

- Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ giúp sức. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava. Góp phần quyết định vào thắng lợi trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ.

- Đảng và Chính phủ thể hiện quyết tâm phải làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava bằng việc tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, chưa có chiến dịch nào ta lại chuẩn bị chu đáo, đầy đủ như vậy. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đều chung một ý chí: Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thăng.

=> Kết quả, qua 3 đợt tấn công (từ 13-3 đến 7-5-1954), toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ là 16200 tên đều bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống.

- Chiến dịch kết thúc thắng lợi đã buộc Pháp và Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Giơnevơ. Kết quả của Hội nghị sau đó đã giúp cho miền bắc nước ta (từ vĩ tuyến 17) được giải phóng. Từ năm 1954, miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ sau này.

Bài 5 trang 110 SBT sử 12

Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Trả lời:

* Nguyên nhân thắng lợi

- Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

- Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.

- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh.

- Có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

- Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung.

- Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

* Ý nghĩa lịch sử

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta.

- Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

- Miền Nam tiếp tục đấu trang chống Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ở Á, Phi, Mỹ La- tinh.

- Cổ vũ các dân tộc thuộc địa  đấu tranh tự giải  phóng mình

Đánh giá

0

0 đánh giá