Khi nói về lipid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng

657

Với giải Bài 6.10 trang 18 SBT Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh học lớp 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Bài 6.10 trang 18 sách bài tập Sinh học 10: Khi nói về lipid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Lipid là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

(2) Lipid là chất dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. 

(3) Lipid được chia thành hai loại là lipid đơn giản và lipid phức tạp tùy theo số lượng nguyên tử carbon có trong các acid béo.

(4) Vitamin A, D, E, K là các vitamin tan trong dầu.

(5) Các acid béo liên kết với glycerol tại các nhóm -OH của chúng. 

(6) Steroid là loại lipid phức tạp. Đây là thành phần chính cấu tạo màng sinh chất.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Các phát biểu đúng là: (2), (4), (5).

- Giải thích các phát biểu sai:

(1) Sai. Lipid là đại phân tử hữu cơ nhưng không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

(3) Sai. Số lượng nguyên tử carbon có trong các acid béo không phải là tiêu chí sử dụng để phân loại lipid thành lipid đơn giản và lipid phức tạp. Lipid đơn giản là este của acid béo và glycerol hoặc rượu, không mang các chất khác.

(6) Sai. Steroid là loại lipid phức tạp nhưng steroid không phải là thành phần chính cấu tạo màng sinh chất.

Lý thuyết Lipid

a. Đặc điểm chung của lipid

- Được cấu tạo từ 3 nguyên tố chính: C, H, O.

- Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

- Không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.

- Phân loại: Dựa vào cấu trúc phân tử, lipid được chia thành lipid đơn giản và lipid phức tạp.

b. Lipid đơn giản

- Gồm 3 loại:

+ Mỡ (có ở động vật): được cấu tạo từ các acid béo no, tồn tại ở trạng thái rắn.

+ Dầu (có ở thực vật và một số loài cá): cấu tạo từ các acid béo không no, tồn tại ở dạng lỏng.

+ Sáp: có ở mặt trên lớp biểu bì lá, mặt ngoài vỏ của một số trái cây, bộ xương ngoài của côn trùng, lông chim và thú.

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Cấu tạo của mỡ động vật (a) và dầu thực vật (b)

c. Lipid phức tạp (Phospholipid)

- Phospholipid: gồm một phân tử glycerol liên kết với 2 acid béo và một nhóm phosphate; có tính lưỡng cực gồm 1 đầu ưa nước và một đầu kị nước.

- Steroid: gồm phân tử alcol mạch vòng liên kết với acid béo. Một số steroid có trong cơ thể như cholesterol, estrogen, testosterone, dịch mật, carotenoid và một số vitamin (A, D, E, K).

Lý thuyết Sinh 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Cấu tạo của phospholipid (a) và steroid (b)

d. Vai trò của lipid

- Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể (mỡ và dầu).

- Là thành phần cấu tạo màng sinh chất (phospholipid, cholesterol).

- Tham gia vào nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể như quang hợp ở thực vật (carotenoid), tiêu hóa (dịch mật) và điều hòa sinh sản ở động vật (estrogen, testosterone).

Xem thêm các lời giải sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6.1 trang 17 sách bài tập Sinh học 10: Phân tử nào sau đây là phân tử sinh học?...

Bài 6.2 trang 17 sách bài tập Sinh học 10: Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?...

Bài 6.3 trang 17 sách bài tập Sinh học 10:Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào...

Bài 6.4 trang 17 sách bài tập Sinh học 10: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về các loại đường glucose, fructose và galactose?...

Bài 6.5 trang 17 sách bài tập Sinh học 10:Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có...

Bài 6.6 trang 17 sách bài tập Sinh học 10: Cho biết hình ảnh sau đây mô tả phân tử nào?...

Bài 6.7 trang 18 sách bài tập Sinh học 10: Tại sao trong điều kiện bình thường, dầu thực vật tồn tại ở trạng thái lỏng...

Bài 6.8 trang 18 sách bài tập Sinh học 10: Hãy ghép các phân tử sinh học sau đây cho đúng với vai trò của chúng...

Bài 6.9 trang 18 sách bài tập Sinh học 10: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống....

Bài 6.11 trang 19 sách bài tập Sinh học 10: Khi nói về nucleic acid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?...

Bài 6.12 trang 19 sách bài tập Sinh học 10: Trong các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào là đặc điểm giống nhau ở tinh bột và cellulose?...

Bài 6.13 trang 19 sách bài tập Sinh học 10: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại?...

Bài 6.14 trang 19 sách bài tập Sinh học 10: Hãy vẽ sơ đồ minh họa cấu tạo của một cặp nucleotide. Xác định loại liên kết được hình thành giữa nhóm phosphate và base với phân tử đường; giữa hai nucleotide với nhau...

Bài 6.15 trang 19 sách bài tập Sinh học 10: So sánh các phân tử mRNA, tRNA, rRNA về cấu tạo và chức năng...

Bài 6.16 trang 19 sách bài tập Sinh học 10: Biết khối lượng của một nucleotide là 300 đơn vị carbon (đvC), của một amino acid là 110 đvC..

Bài 6.17 trang 19 sách bài tập Sinh học 10: Một nhà sinh học đã sử dụng ba loại nucleotide A, G, C để tiến hành tổng hợp...

Bài 6.18 trang 20 sách bài tập Sinh học 10:Dựa vào cấu trúc của các loại mRNA, tRNA, rRNA; em hãy dự đoán thời gian tồn tại của chúng trong tế bào. Giải thích...

Bài 6.19 trang 20 sách bài tập Sinh học 10:Hãy chứng minh cấu trúc bậc 1 của protein quyết định cấu trúc không gian của nó...

Bài 6.20 trang 20 sách bài tập Sinh học 10: X là một loại đường đơn rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng...

Bài 6.21 trang 20 sách bài tập Sinh học 10: Một phân tử DNA có chiều dài 5100 Å, trong đó, số nucleotide loại A gấp ba lần số nucleotide...

Bài 6.22 trang 20 sách bài tập Sinh học 10: Một phân tử DNA có khối lượng 9.105 đvC. Phân tử DNA này có hiệu số giữa nucleotide...

Bài 6.23 trang 20 sách bài tập Sinh học 10: Phân tích vật chất di truyền của bốn chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả như bảng sau...

Bài 6.24 trang 21 sách bài tập Sinh học 10: Một nhà khoa học khi nghiên cứu về loại thuốc AZT (Azidothymidine) được dùng để...

Bài 6.25 trang 21 sách bài tập Sinh học 10:Trong nghiên cứu di truyền, nguyên tắc bổ sung đóng vai trò rất quan trọng vì nguyên tắc...

Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào

Ôn tập chương 1

Bài 8: Tế bào nhân sơ

 

Đánh giá

0

0 đánh giá