Với giải Bài 6.3 trang 17 SBT Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Sinh học lớp 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào
Bài 6.3 trang 17 sách bài tập Sinh học 10: Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào
A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó. Trong đó:
- Đường đơn chỉ có 1 đơn phân.
- Đường đôi có 2 đơn phân liên kết với nhau.
- Đường đa có nhiều hơn 2 đơn phân liên kết với nhau.
Lý thuyết Carbohydrate
a. Đặc điểm chung của carbohydrate
- Cấu tạo:
+ Là phân tử sinh học được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
+ Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là đường đơn (gồm từ 3 – 7 carbon), phổ biến là đường 5 – 6 carbon.
- Tính chất: Có vị ngọt, tan trong nước và một số có tính khử.
- Phân loại: Tùy theo số lượng đơn phân mà carbohydrate được chia thành 3 loại.
+ Đường đơn (monosaccharide): chỉ chứa 1 đơn phân.
+ Đường đôi (disaccharide): chỉ chứa 2 đơn phân.
+ Đường đa (polysaccharide): chứa nhiều hơn 2 đơn phân.
b. Các loại đường đơn
- Một số đường đơn phổ biến trong tế bào:
Có 2 loại đường đơn phổ biến:
+ Đường 5 carbon: gồm ribose và deoxyribose.
+ Đường 6 carbon: gồm glucose, fructose, galactose.
Một số loại đường đơn
+ Đường glucose: có nhiều trong bộ phận của thực vật, nhất là các loại quả chín; chúng còn có ở mật ong, trong cơ thể người và động vật.
+ Đường fructose: có nhiều trong các loại quả có vị ngọt, đặc biệt trong mật ong làm cho mật ong có vị ngọt gắt.
- Tính chất:
+ Các loại đường đơn đều có vị ngọt, dễ tan trong nước.
+ Có tính khử do có nhóm –OH (tính chất này được ứng dụng để định lượng và định tính đường có trong nước tiểu).
+ Các đường đơn có thể liên kết với nhau để tạo thành đường đôi và đường đa.
c. Các loại đường đôi
- Cấu tạo: Đường đôi do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.
- Một số đường đôi phổ biến trong tế bào:
Gồm 3 loại đường đôi phổ biến:
+ Saccharose: gồm một phân tử glucose liên kết với một fructose, có nhiều trong thực vật đặc biệt là mía và củ cải đường.
+ Maltose (đường mạch nha): gồm 2 phân tử glucose, có trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha.
+ Lactose (đường sữa): gồm một phân tử glucose liên kết với một phân galactose, có trong sữa người và động vật.
Sự hình thành phân tử saccharose
- Tính chất: Saccharose, maltose, lactose đều tan trong nước và có vị ngọt.
d. Các loại đường đa
- Cấu tạo: Đường đa gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic, có kích thước và khối lượng phân tử lớn.
- Một số loại đường đa phổ biến ở sinh vật là tinh bột (20% amylose và 80% amylopectin), cellulose, glycogen, chitin. Các loại đường đa này đều được cấu tạo từ các đơn phân là glucose hoặc dẫn xuất của glucose.
Cấu tạo thành tế bào thực vật từ cellulose
- Tính chất: Nhiều loại đường đa không tan trong nước.
e. Vai trò của carbohydrate
- Là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống (chủ yếu là glucose).
- Là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể (tinh bột ở thực vật, glycogen ở nấm và động vật).
- Tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể sinh vật. Ví dụ: Cellulose cấu tạo nên thành tế bào thực vật, chitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của côn trùng,…
- Có khả năng liên kết với protein, lipid tham gia cấu tạo màng sinh chất và kênh vận chuyển các chất trên màng.
- Tham gia cấu tạo nucleic acid (đường đơn 5 carbon gồm ribose và deoxyribose).
Xem thêm các lời giải sách bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 6.1 trang 17 sách bài tập Sinh học 10: Phân tử nào sau đây là phân tử sinh học?...
Bài 6.5 trang 17 sách bài tập Sinh học 10:Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có...
Bài 6.6 trang 17 sách bài tập Sinh học 10: Cho biết hình ảnh sau đây mô tả phân tử nào?...
Bài 6.9 trang 18 sách bài tập Sinh học 10: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống....
Bài 6.13 trang 19 sách bài tập Sinh học 10: Phân tử nào sau đây khác so với các phân tử còn lại?...
Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước
Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào
Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào