20 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 2 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Trái Đất

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Ôn tập chương 2: Trái Đất sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Ôn tập chương 2: Trái Đất. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 2: Trái Đất

Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 2: Trái Đất

Câu 1. Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là

A. 90km.

B. 70km.

C. 30km.

D. 50km.

Đáp án: B

Giải thích: Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Câu 2. Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ

A. không có tầng đá trầm tích.

B. có một ít tầng trầm tích.

C. không có tầng đá granit.

D. tầng granit rất mỏng.

Đáp án: C

Giải thích: Lớp vỏ đại dương có 2 tầng (badan và trầm tích), lớp vỏ lục địa có 3 tầng (trầm tích, granit và badan) -> Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ không có tầng đá granit.

Câu 3. Mảng kiến tạo không phải là

A. luôn luôn đứng yên không di chuyển.

B. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.

C. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.

D. những bộ phận lớn của đáy đại dương.

Đáp án: A

Giải thích:

Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đúng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

Câu 4. Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là

A. Magiê.

B. SiAl.

C. Sima.

D. Nife.

Đáp án: D

Giải thích:

- Nhân ngoài có độ sâu từ 2900 đến 5100km, nhiệt độ rất cao (khoảng 50000C), áp suất rất lớn (1,3 - 3,1 triệu atm), tồn tại ở thể lỏng.

- Nhân trong có độ sâu từ 5100 đến 6370km, nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn (3 - 3,5 triệu atm), tồn tại ở dạng rắn.

- Nhân Trái Đất chứa nhiều kim loại nặng Ni, Fe còn được gọi là Nife.

Câu 5. Nền của các lục địa được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá nào sau đây?

A. Badan.

B. Biến chất.

C. Trầm tích.

D. Granit.

Đáp án: D

Giải thích: Nền của các lục địa được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá granit (đá granit có độ cứng cao, ít thấm nước, chịu xước, mài mòn,…).

Câu 6. Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng

A. Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa.

B. tia mặt trời đến Trái Đất lúc 12 giờ trưa.

C. tia sáng mặt trời vuông góc với Trái Đất.

D. Mặt Trời lên cao nhất ở đường chân trời.

Đáp án: A

Giải thích: Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 7. Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt Trời là do

A. Trái Đất tự chuyển động quanh trục của mình.

B. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.

C. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.

D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt Trời là do Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.

Câu 8. Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là

A. xích đạo.

B. cực Bắc.

C. vòng cực.

D. chí tuyến.

Đáp án: A

Giải thích: Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là ở xích đạo và nhỏ nhất ở vùng cực, đặc biệt là hai cực.

Câu 9. Những nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Vòng cực và chí tuyến.

B. Chí tuyến và Xích đạo.

C. Xích đạo và vòng cực.

D. Chí tuyến và hai cực.

Đáp án: B

Giải thích: Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm, chí tuyến Bắc và Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/năm, vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 10. Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày

A. 29/02/2022.

B. 01/03/2022.

C. 27/02/2022.

D. 28/02/2022.

Đáp án: C

Giải thích: Nếu đi từ phía tây sang phía đông (theo chiều tự quay của Trái Đất) qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì phải tăng thêm một ngày lịch -> Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày 27/02/2022.

Câu 11. Nơi nào sau đây trong một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Ngoại chí tuyến.

B. Xích đạo.

C. Chí tuyến Nam.

D. Chí tuyến Bắc.

Đáp án: B

Giải thích: Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Ở vùng nội chí tuyến có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm. Ở xích đạo rơi vào ngày 21/3 và 23/9 có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây không sinh ra lực Côriôlit?

A. Hướng chuyển động từ tây sang đông.

B. Vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau.

C. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

D. Trái Đất tự quay quanh trục.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra lực Côriôlit là do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng chuyển động từ tây sang đông và vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau.

Câu 13. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

A. thạch quyển.

B. khí quyển.

C. thủy quyển.

D. sinh quyển.

Đáp án: A

Giải thích: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất, gọi chung là thạch quyển.

Câu 14. Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là

A. Hoả tinh, Trái Đất, Kim tinh, Thuỷ tinh.

B. Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh.

C. Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh.

D. Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh.

Đáp án: B

Giải thích: Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh.

Câu 15. Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là

A. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.

B. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.

C. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.

D. có những sống núi ngầm ở đại dương.

Đáp án: C

Giải thích: Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm). Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau; kết quả là tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ,...

Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Ôn tập chương 2: Trái Đất

Đang cập nhật.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 2: Trái Đất

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 6: Thạch quyển, nội lực

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7: Ngoại lực

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 3: Thạch quyển

Đánh giá

0

0 đánh giá