Với giải sách bài tập Sinh học 10 Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Sinh học lớp 10 Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Lời giải:
1 – b: Điện năng được tạo ra khi có sự chênh lệch nồng độ các ion trái dấu ở hai phía của màng tế bào.
2 – d: Hóa năng là dạng năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học.
3 – a: Nhiệt năng được sinh ra trong quá trình trao đổi chất.
4 – c: Cơ năng được sinh ra trong quá trình vận chuyển các chất.
Bài 13.2 trang 41 sách bài tập Sinh học 10: Enzyme làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách nào?
A. Liên kết với cơ chất và biến đổi cơ chất thành sản phẩm.
B. Liên kết với cơ chất và làm biến đổi cấu hình không gian của cơ chất.
C. Làm tăng năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng.
D. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Enzyme đã làm giảm năng lượng hoạt hóa cần thiết cho các phản ứng xảy ra xuống mức độ thấp, nhờ đó làm tăng tốc độ của phản ứng lên nhiều lần mà không làm tổn thương và gây chết tế bào.
A. Tính đa dạng.
B. Tính đặc hiệu.
C. Tính kị nước.
D. Tính chọn lọc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ví dụ trên muốn nói đến tính đặc hiệu của enzyme: Mỗi enzyme thường có một trung tâm hoạt động, là một vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất để xúc tác phản ứng diễn ra.
A. ATP.
B. carbohydrate.
C. lipid.
D. protein.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng từ ATP. ATP là hợp chất mang năng lượng do có các nhóm phosphate chứa liên kết cao năng.
A. S + E → ES → EP → E + P.
B. P + E → PE → ES → E + S.
C. S + E → EP → E + P.
D. P + E → ES → E + S.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Sơ đồ cơ chế xúc tác của enzyme: S + E → ES → EP → E + P.
Enzyme (E) kết hợp với cơ chất (S) tại trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất (ES). Sau đó, enzyme xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm (P). Cuối cùng, sản phẩm (P) được giải phóng khỏi enzyme (E).
(1) Liên kết P ~ P trong phân tử ATP là liên kết cao năng, rất dễ bị tách ra để giải phóng năng lượng.
(2) Một phân tử ATP chỉ chứa một liên kết cao năng.
(3) Phân tử ATP có cấu tạo gồm: adenine, đường ribose và ba nhóm phosphate.
(4) Năng lượng tích trữ trong các phân tử ATP là dạng nhiệt năng.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
(1) Đúng. Liên kết P ~ P trong phân tử ATP là liên kết cao năng, rất dễ bị tách ra để giải phóng năng lượng.
(2) Sai. Một phân tử ATP có 3 gốc phosphate, chứa 2 liên kết cao năng.
(3) Đúng. Phân tử ATP có cấu tạo gồm: adenine, đường ribose và ba nhóm phosphate.
(4) Sai. Năng lượng tích trữ trong các phân tử ATP là dạng hóa năng dễ sử dụng.
(1) Năng lượng hoạt hóa là năng lượng được cung cấp cho các phân tử tham gia phản ứng trước khi phản ứng có thể xảy ra.
(2) Khi có sự tham gia của enzyme, năng lượng hoạt hóa sẽ được tăng cao làm phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.
(3) Khi có enzyme, phản ứng có thể xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp của tế bào.
(4) Về mặt nhiệt động học, phản ứng ở hình trên là phản ứng thu nhiệt.
(5) Ở đồ thị, chất phản ứng ở trong trạng thái không ổn định gọi là trạng thái chuyển tiếp.
(6) Năng lượng hoạt hóa là năng lượng cần để đẩy chất phản ứng lên tới ngưỡng của hàng rào năng lượng.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
(1) Đúng. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng được cung cấp cho các phân tử tham gia phản ứng trước khi phản ứng có thể xảy ra.
(2) Sai. Khi có sự tham gia của enzyme, năng lượng hoạt hóa sẽ giảm làm phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.
(3) Đúng. Khi có enzyme, phản ứng có thể xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp của tế bào.
(4) Sai. Về mặt nhiệt động học, phản ứng ở hình trên là phản ứng tỏa nhiệt do có ΔG< 0.
(5) Đúng. Ở đồ thị, chất phản ứng ở trong trạng thái không ổn định gọi là trạng thái chuyển tiếp.
(6) Sai. Năng lượng hoạt hóa là năng lượng tối thiểu của các phân tử và nguyên tử cần phải có để có thể tham gia vào phản ứng hóa học.
Lời giải:
- Sơ đồ cấu tạo ATP:
- Liên kết giữa nhóm phosphate thứ hai với thứ ba của phân tử ATP là liên kết cao năng vì ba nhóm phosphate đều tích điện âm, khi ba nhóm này đứng liền nhau sẽ có xu hướng đẩy nhau, do đó, cấu trúc vùng chứa ba nhóm phosphate của phân tử ATP không ổn định, giống như chiếc lò xo đang bị nén chặt lại và có thể bung ra bất cứ lúc nào, vì vậy năng lượng cần để duy trì cấu trúc của ATP phải khá lớn.
a) Enzyme carbonic anhydrase xúc tác cho phản ứng tổng hợp và phân giải H2CO3 theo phương trình sau: H2O + CO2 → H2CO3.
b) Một nguyên tử sắt phải mất khoảng 300 năm để phân hủy một phân tử H2O2 thành H2O và CO2. Nhưng một phân tử enzyme catalase thì chỉ cần một giây đã có thể phân hủy một phân tử H2O2 thành H2O và CO2.
c) Enzyme lipase chỉ xúc tác cho phản ứng phân giải lipid thành glycerol và các acid béo.
d) Trong hạt lúa mạch đang nảy mầm, enzyme amylase phân giải tinh bột thành maltose, sau đó enzyme maltase sẽ phân giải maltose thành glucose.
Lời giải:
a) Enzyme có khả năng xúc tác cả hai chiều của một phản ứng thuận nghịch.
b) Enzyme có hoạt tính mạnh.
c) Enzyme có tính đặc hiệu.
d) Các enzyme có sự phối hợp với nhau trong quá trình chuyển hóa các chất.
Lời giải:
Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược. Sản phẩm khi được tổng hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzyme xúc tác cho phản ứng đầu tiên của quá trình chuyển hóa.
Lời giải:
Do trong bột giặt có thành phần là các enzyme như lipase, protease, amylase, cellulase,… để phân giải các chất như lipid, protein, tinh bột, cellulose nên có thể tẩy sạch các vết bẩn gây ra cho dầu mỡ, thức ăn.
Lời giải:
Vì một quần thể côn trùng có sự đa dạng về gene, trong đó, một số cá thể mang gene đột biến có khả năng tổng hợp ra enzyme phân giải thuốc trừ sâu, làm vô hiệu hóa tác động của thuốc.
Xem thêm các bài giải SBT Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 12: Thực hành: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Bài 14: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzyme
Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng