20 câu Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 8 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Phòng, chống bạo lực học đường

8.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Câu 1. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

ALớp trưởng nhắc nhở bạn B vì nói chuyện riêng trong giờ học.

B. Bạn A hẹn gặp và đánh bạn H khi cả hai có mâu thuẫn trên lớp.

C. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.

D. Bạn P tát bạn T vì hành vi nói xấu mình với các bạn trong lớp.

Đáp án: A

Giải thích:

Lớp trưởng nhắc nhở bạn B vì thường xuyên nói chuyện trong giờ học không phải là biểu hiện của bạo lực học đường.

Câu 2. Khi xảy ra bạo lực học đường, chúng ta nên

Aâm thầm chịu đựng, không chia sẻ với người khác.

B. nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm.

Cđánh lại các bạn để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn.

D. tỏ thái độ thách thức với đối tượng gây bạo lực.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi xảy ra bạo lực học đường, chúng ta nên nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

ATẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.

BGây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.

C. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

DTâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.

Đáp án: D

Giải thích:

Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn không phải là biểu hiện của bạo lực học đường.

Câu 4. Trên đường đi học về em bắt gặp 1 nhóm bạn đang có hành vi dọa nạt, có ý định đánh một bạn khác cùng trường. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

AĐánh lại nhóm bạn kia để bảo vệ nạn nhân.

B. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.

C. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.

D. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong trường hợp này, để giải quyết kịp thời em nên tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.

Câu 5. Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do

A. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.

B. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.

C. mong muốn thể hiện bản thân.

D. sự thiếu hụt kĩ năng sống.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực (sgk – trang 46).

Câu 6. Trong giờ ra chơi, bạn T gặp bạn Q và có hành vi đe dọa, hẹn gặp bạn Q cuối giờ học ở ngoài nhà trường để giải quyết. Trong trường hợp này, nếu là Q em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Báo với cô giáo để có biện pháp kịp thời.

B. Mặc kệ, không quan tâm đến lời nói của bạn.

C. Rủ thêm một số bạn đi cùng để hỗ trợ khi gặp T.

D. Một mình đến gặp T để giải quyết bằng bạo lực.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong trường hợp này, nếu là Q em nên báo cáo lại với thầy cô giáo để có biện pháp kịp thời, tránh bạo lực học đường xảy ra.

Câu 7. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Bạn nhắc nhở bạn không nên nói chuyện trong giờ học.

B. Bạn P đe dọa sẽ đánh bạn vì không cho mình chép bài.

C. Cô giáo phê bình A vì thường xuyên đi học muộn.

D. Ông đánh con vì trốn học để đi chơi game.

Đáp án: B

Giải thích:

Bạn P đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài là biểu hiện của bạo lực học đường, đây là hình thức bạo lực về tinh thần, mặc dù chưa có hành vi bạo lực nhưng hành vi đe dọa rất có thể sẽ dẫn đến hành vi bạo lực.

Câu 8. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần

A. sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.

B. có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.

C. sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.

D. đua đòi tham gia vào các trò chơi mang tính bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Đáp án: B

Giải thích:

Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Câu 9. Trên đường đi học về, có một nhóm bạn cùng trường quây xung quanh em để dọa nạt và có ý định đánh em. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Liều mình, kiên quyết chống trả đến cùng.

BThách thức lại nhóm bạn kia vì mình không làm gì sai.

C. Tìm xung quanh xem có vũ khí nào để chống trả.

D. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong trường hợp này em nên bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.

Câu 10. “Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bạo lực gia đình.

BTệ nạn xã hội.

C. Bạo hành trẻ em.

D. Bạo lực học đường.

Đáp án: D

Giải thích:

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục (sgk – trang 46).

Câu 11. Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn H và bạn K bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh A khi đi học về. Trong trường hợp này em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.

BBảo vệ A bằng cách đánh lại các bạn H và K.

C. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.

D. Báo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong trường hợp này em nên báo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.

Câu 12. Bạo lực học đường là vấn đề thuộc ngành

A. chính trị.

B. quốc phòng.

C. giáo dục.

D. y tế.

Đáp án: C

Giải thích:

Bạo lực học đường là vấn đề thuộc ngành giáo dục.

Câu 13. Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do

A. thiếu sự giáo dục của gia đình.

B. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.

C. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái.

D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Đáp án: B

Giải thích:

- Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.

- Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực; thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình là những nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường (sgk – trang 46).

Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

A. Thiếu hụt kĩ năng sống là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

B. Bạo lực học đường gây tổn thương về thể chất và tinh thần đối với nạn nhân.

C. Người gây ra bạo lực học đường không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

D. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.

Đáp án: C

Giải thích:

Người gây ra bạo lực học đường phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Câu 15. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là

A. 114.

B. 113.

C. 112.

D. 111.

Đáp án: D

Giải thích:

Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là 111

Câu 16. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn.

B. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.

C. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp.

D. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học.

Đáp án: D

Giải thích:

 Đánh đập, xâm hại thân thể bạn cùng lớp là biểu hiện của bạo lực học đường.

Câu 17. Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của

A. nhà trường.

B. gia đình và nhà trường.

C. nhà trường và xã hội.

D. mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

Đáp án: C

Giải thích:

Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội (sgk – trang 46).

Câu 18. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong

A. gia đình.

B. cơ sở giáo dục.

C. cơ quan làm việc.

D. cộng đồng xã hội.

Đáp án: B

Giải thích:

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục (sgk – trang 46)

Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

1. Khái niệm

- Bạo lực học đường là các hành vi hành vi:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

+ Xâm hại thân thể, sức khoẻ, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

+ Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.

Lý thuyết Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Một số hành vi bạo lực học đường

2. Nguyên nhân của bạo lực học đường

- Nguyên nhân khách quan:

+ Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực

Lý thuyết Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tác động từ game có tính bạo lực

+ Thiếu sự giáo dục gia đình và sự quan tâm của cha mẹ đến con cái,...

Lý thuyết Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự phát triển tâm lý lứa tuổi

+ Sự thiếu hụt kĩ năng sống,...

 3. Hậu quả của bạo lực học đường

- Gây ra những tổn thương về cơ thể sức khoẻ và đặc biệt là những tổn thương về mặt tâm lí (sợ hãi, tự ti, ám ảnh, trầm cảm,...) của nạn nhân;

- Ảnh hưởng đến xã hội, môi trường xung quanh.

4. Cách ứng phó với bạo lực học đường

- Để ứng phó với bạo lực học đường:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.

+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.

+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.

- Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

- Học sinh có hành vi bạo lực học đường phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình gây ra theo qui định của pháp luật.

Lý thuyết Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị phòng chống bạo lực học đường

Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Trắc nghiệm Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Trắc nghiệm Bài 9: Quản lí tiền

Trắc nghiệm Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Trắc nghiệm Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá