Nội dung bài viết
Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm ĐỊa lí lớp 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm ĐỊa lí 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm ĐỊa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á
Phần 1. Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á
Câu 1. Tây Nam Á là nơi ra đời những tôn giáo nào?
A. Phật giáo và Ấn Độ giáo
B. Ki-tô giáo và Hồi giáo
C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo
D. Phật giáo và Ki-tô giáo.
Đáp án: B
Giải thích: - Ki-tô giáo và Hồi giáo được ra đời ở khu vực Tây Nam Á (SGK trang 106)
Câu 2. Khu vực nào có số dân ngoài độ tuổi lao động cao nhất ở châu Á?
A. Đông Nam Á
B. Tây Nam Á
C. Đông Á
D. Nam Á
Đáp án: C
Giải thích: - Đông Á có 13% số người ngoài độ tuổi lao động và cao nhất ở châu Á (bảng số liệu SGK trang 105).
Câu 3. Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất châu Á?
A. Đông Nam Á
B. Nam Á
C. Đông Á
D. Trung Á
Đáp án: B
Giải thích: - Nam Á là khu vực có mật độ dân số cao nhất châu Á: 300 người / km2 (SGK trang 105)
Câu 4. Quốc gia nào có số dân đông nhất ở châu Á?
A. Việt Nam
B. Ấn Độ
C. Thái Lan
D. Trung Quốc
Đáp án: D
Giải thích: - Quốc gia đông dân nhất châu Á là Trung Quốc (1,4 tỉ người) SGK trang 104
Câu 5. Dân cư châu Á tập trung chủ yếu ở đâu?
A. Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á.
B. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.
C. Đông Nam Á, Đông Á, Trung Á.
D. Bắc Á, Nam Á, Trung Á.
Đáp án: B
Giải thích: - Phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á (SGK trang 105)
Câu 6. Năm 2019, dân số châu Á chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?
A. 50%
B. 70%
C. 60%
D. 30%
Đáp án: C
Giải thích: Năm 2019, châu Á chiếm gần 60% dân số thế giới (không tính dân số Liên bang Nga) (SGK- Trang 104)
Câu 7. Những quốc gia nào có mức chênh lệch giới nam so với nữ ở châu Á cao nhất thế giới?
A. Ấn Độ và Trung Quốc.
B. Thái Lan và Việt Nam.
C. Nhật Bản và Ấn Độ.
D. In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc
Đáp án: A
Giải thích: Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có mức chênh lệch giới nam so với giới nữ cao hơn mức trung bình của châu lục. (SGK- Trang 104)
Câu 8. Năm 2019, châu Á có bao nhiêu đô thị từ 5 triệu dân trở lên?
A. 40 đô thị
B. 50 đô thị
C. 60 đô thị
D. 70 đô thị
Đáp án: B
Giải thích: Năm 2019, châu Á có 50 đô thị từ 5 triệu dân trở lên. (SGK- Trang 105)
Câu 9. Châu Á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn nào trên thế giới?
A. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.
B. Ấn Độ giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo.
C. Phật giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo và Công giáo.
D. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Tin lành.
Đáp án: A
Giải thích: Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo. (SGK- Trang 106)
Câu 10. Tôn giáo nào được ra đời ở khu vực Nam Á?
A. Phật giáo và Ấn Độ giáo
B. Ki-tô giáo và Hồi giáo
C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo
D. Phật giáo và Ki-tô giáo.
Đáp án: A
Giải thích: Phật giáo và Ấn Độ giáo được ra đời ở khu vực Nam Á. (SGK-Trang 106)
Câu 11. Châu Á có đặc điểm nổi bật gì về dân cư?
A. Dân số đông nhất thế giới.
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới.
C. Dân số già hóa, thiếu hụt lao động.
D. Đô thị hóa cao, tỉ lệ dân số sống trong đô thị lên lới 80%.
Đáp án: A
Giải thích: - Châu Á có số dân đông nhất thế giới (SGK trang 104)
Câu 11. Mật độ dân số châu Á có sự chênh lệch giữa các khu vực do nguyên nhân nào?
A. Địa hình và khí hậu
B. Thiên tai
C. Chính sách phát triển của mỗi quốc gia.
D. Thiếu nguồn nước sạch.
Đáp án: A
Giải thích: - Địa hình và khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến phân bố dân cư chênh lệch giữa các khu vực (SGK trang 106)
Câu 12. Tại sao ở phía Bắc châu Á dân cư phân bố thưa thớt?
A. Khí hậu khô hạn
B. Khí hậu lạnh
C. Địa hình hiểm trở
D. Thường xuyên xảy ra thiên tai
Đáp án: B
Giải thích: - Phía bắc Châu Á nằm trong đới lạnh nên khí hậu lạnh giá và ít người dân sinh sống
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư – xã hội châu Á?
A. Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn.
B. Dân số đông nhất thế giới.
C. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.
D. Chênh lệch giới tính cao nhất thế giới
Đáp án: C
Giải thích:
- Đặc điểm dân cư – xã hội châu Á:
+ Dân số đông nhất thế giới
+ Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn
+ Chênh lệch giới tính cao nhất thế giới …
(SGK trang 103 + 104)
Câu 14. Tôn giáo có vai trò như thế nào đến mỗi quốc gia ở châu Á?
A. Phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
B. Phân biệt chủng tộc.
C. Văn hóa – xã hội phong phú và đa dạng.
D. Thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đáp án: C
Giải thích: - Châu Á là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn trên thế giới đã góp phần tạo nên nét đặc sắc về văn hóa xã hội cho các quốc gia ở châu Á.
Câu 15. Việt Nam chủ yếu theo tôn giao nào?
A. Ấn Độ giáo
B. Phật giáo
C. Ki-tô giáo
D. Hồi giáo
Đáp án: B
Giải thích: - Việt Nam chủ yếu theo Phật giáo do ảnh hưởng từ chế độ phong kiến, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Phần 2. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á
I. Đặc điểm dân cư
1. Số dân
- Có số dân đông nhất thế giới. Năm 2019, chiếm gần 60% dân số thế giới (không tính số dân của Liên bang Nga)
- Hai quốc gia đông dân thứ nhất và thứ hai trên thế giới là Trung Quốc (1,4 tỉ người) và Ấn Độ (1,39 tỉ người).
Biểu đồ số dân châu Á giai đoạn 1990-2019( không tính số dân của Liên bang Nga)
2. Cơ cấu dân số
- Có cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa và có sự khác biệt giữa các khu vực
- Sự chênh lệch giữa giới nam so với nữ diễn ra trong suốt thời gian dài. Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 104,7 nam. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có mức chênh lệch giới nam so với giới nữ cao hơn mức trung bình của châu lục.
Tháp dân số châu Á năm 2019
3. Phân bố dân cư và các đô thị lớn
- Châu Á có mật độ dân số cao nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực
Bảng 6.2. Mật độ dân số của thế giới, châu Á và các khu vực thuộc châu Á năm 2019
(Đơn vị: người/km2)
- Có nhiều đô thị đông dân, phân bố chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.
- Năm 2019, có 50 đô thị từ 5 triệu dân trở lên trong đó có tới 6 đô thị trên 20 triệu dân.
Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị của châu Á năm 2019
II. Đặc điểm tôn giáo
- Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo.
- Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hóa, kiến trúc của các quốc gia.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á
Trắc nghiệm Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Trắc nghiệm Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi
Trắc nghiệm Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi
Trắc nghiệm Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên