20 câu Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 18 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

A. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

Câu 1. Điều kiện tự nhiên nào góp phần làm cho rừng A-ma-dôn có mức độ đa dạng sinh học rất cao?

A. Có khoáng sản phong phú.

B. Có nguồn nước dồi dào.

C. Có đất đai màu mỡ.

D. Có khí hậu nóng ẩm.

Đáp án: D

Giải thích:

Với khí hậu nóng ẩm rừng A-ma-dôn có mức độ đa dạng sinh học rất cao. (SGK - trang 160).

Câu 2. Rừng A-ma-dôn gồm có mấy tầng tán?

A. 1 - 2.

B. 3 - 4.

C. 5 - 6.

D. 7 - 8.

Đáp án: C

Giải thích:

Rừng A-ma-dôn gồm 5 - 6 tầng cây với các cây vượt tán có thể cao trên 50 m… (SGK - trang 160).

Câu 3. Thành phần loài động, thực vật trong rừng A-ma-dôn như thế nào?

A. Chủ yếu là thực vật.

B. Phong phú, đa dạng.

C. Chủ yếu là động vật.

D. Chủ yếu là bò sát.

Đáp án: B

Giải thích:

Thành phần loài động, thực vật trong rừng hết sức phong phú, đa dạng… (SGK - trang 161).

Câu 4. Khu vực nào được người dân Trung và Nam Mỹ sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông, phát triển thủy điện?

A. Khu vực rừng A-ma-dôn.

B. Ven Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

C. Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.

D. Sâu trong nội địa.

Đáp án: A

Giải thích:

Rừng A-ma-dôn được sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông, phát triển thủy điện… (SGK - trang 161).

Câu 5. Việc rừng A-ma-dôn được sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông, phát triển thủy điện trong nhiều năm liền là nguyên nhân dẫn tới vấn đề gì?

A. Diện tích rừng tăng lên.

B. Diện tích rừng giảm nhẹ.

C. Diện tích rừng thay đổi.

D. Diện tích rừng bị mất dần.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong nhiều năm, rừng A-ma-dôn được sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông, phát triển thủy điện… Vì vậy, diện tích rừng đang bị mất dần. (SGK - trang 161).

Câu 6. Rừng A-ma-dôn có diện tích là?

A. Hơn 3,5 triệu km2.

B. Hơn 4,5 triệu km2.

C. Hơn 5,5 triệu km2.

D. Hơn 6,5 triệu km2.

Đáp án: C

Giải thích:

Rừng A-ma-dôn có diện tích hơn 5,5 triệu km(SGK - trang 160).

Câu 7. Rừng A-ma-dôn còn được xem là?

A. Điều hòa tự nhiên.

B. Máy lọc không khí.

C. Khu bảo tồn thiên nhiên.

D. Lá phổi xanh của Trái Đất.

Đáp án: D

Giải thích:

Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất (SGK - trang 161).

Câu 8. Vì sao phải bảo vệ rừng A-ma-dôn?

A. Vì đây là điều hòa tự nhiên.

B. Vì đây là lá phổi xanh của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, điều hòa khí hậu.

C. Vì đây là Khu bảo tồn thiên nhiên.

D. Lá phổi xanh của thế giới.

Đáp án: B

Giải thích:

Rừng A-ma-dôn còn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu… (SGK - trang 161).

Câu 9.  Bra-xin chiếm bao nhiêu % tỉ lệ diện tích rừng A-ma-dôn?

A. 70%.

B. 65%.

C. 60%.

D. 55%.

Đáp án: C

Giải thích:

Rừng trải rộng trên nhiều quốc gia, chủ yếu ở Bra-xin (chiếm 60% diện tích). (SGK - trang 160).

Câu 10. Pê-ru chiếm bao nhiêu % tỉ lệ diện tích rừng A-ma-dôn?

A. 13%.

B. 12%.

C. 11%.

D. 10%.

Đáp án: A

Giải thích:

Bảng số liệu «Cơ cấu diện tích rừng A-ma-dôn chia theo các quốc gia, năm 2020 » (SGK trang 160).

Câu 11. Năm 2016, diện tích rừng A-ma-dôn bị mất khoảng?

A. 3,0 triệu ha.

B. 3,2 triệu ha.

C. 3,4 triệu ha.

D. 3,1 triệu ha.

Đáp án: C

Giải thích:

Năm 2016, diện tích rừng A-ma-dôn bị mất khoảng 3,4 triệu ha. (SGK - trang 161).

Câu 12. Năm 2020, diện tích rừng A-ma-dôn bị mất khoảng?

A. 2,0 triệu ha.

B. 2,3 triệu ha.

C. 3,2 triệu ha.

D. 2,1 triệu ha.

Đáp án: B

Giải thích:

Và năm 2020, mất khoảng 2,3 triệu ha. (SGK - trang 161).

Câu 13. Hoạt động gì của con người đã gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu?

A. Khai thác khoáng sản quá mức.

B. Khai thác đất đai quá mức.

C. Khai thác nguồn nước quá mức.

D. Khai thác rừng quá mức.

Đáp án: D

Giải thích:

Hoạt động khai thác rừng quá mức đã gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. (SGK - trang 161).

Câu 14. Một trong số những nguyên nhân làm suy giảm số lượng các loài động, thực vật ở rừng A-ma-dôn là?

A. Săn bắt tự do.

B. Thiếu môi trường sống.

C. Biến đổi khí hậu.

D. Cháy rừng.

Đáp án: D

Giải thích:

Bên cạnh đó, các vụ cháy rừng cũng làm suy giảm số lượng các loài động, thực vật ở nơi đây. (SGK - trang 161).

Câu 15. Năm 2019, các quốc gia gồm Bô-li-vi-a, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ê-cua-đo, Guy-a-na, Pê-ru, Xu-ri-nam đã kí hiệp ước gì?

A. Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn.

B. Hiệp ước bảo vệ sông A-ma-dôn.

C. Hiệp ước bảo vệ động vật A-ma-dôn.

D. Hiệp ước bảo vệ thực vật A-ma-dôn.

Đáp án: A

Giải thích:

Năm 2019, các quốc gia gồm Bô-li-vi-a, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ê-cua-đo, Guy-a-na, Pê-ru, Xu-ri-nam đã kí Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn. (SGK-trang 161).

Video giải Địa lí 7 Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn - Chân trời sáng tạo

B. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

1. Đặc điểm của rừng A-ma-dôn 

- Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới với diện tích hơn 5,5 triệu km2. Với khí hậu nóng ẩm rừng có mật độ đa dạng sinh học cao.

- Thực vật: Cây nhiều tầng ( 5-6 tầng), dưới là các cây gỗ lớn, các cây bụi thấp cùng với hệ thống dây leo chằng chịt với hàng trăm nghìn loài thực vật. Động vật phong phú và đa dạng hàng triệu loại côn trùng, hàng nghìn loài chim, thú, bò sát.

- Rừng A-ma-dôn được xem là lá phổi xanh của thế giới, cung cấp oxy cho sự sống, nguồn dự trữ sinh học quý giá, nguồn dự trữ nước điều hòa khí hậu cân bằng sinh thái toàn cầu.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Rừng A-ma-dôn

2. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

- Rừng A-ma-dôn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thủy điện. Vì vậy diện tích rừng đang bị mất dần.

- Năm 2016 rừng mất khoảng 3,4 triệu ha, năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh. Hoạt động khai thác quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và là nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Cháy rừng A-ma-dôn

- Năm 2019, các quốc gia trong khu vực đã kí kết hượp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn với các biện pháp: hạn chế khai thác gỗ, trồng lại rừng, hỗ trợ kinh tế để bảo vệ rừng.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 17: Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh

Trắc nghiệm Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

Trắc nghiệm Bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương

Trắc nghiệm Bài 20: Dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

Trắc nghiệm Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Đánh giá

0

0 đánh giá