Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp lớp 9.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 39 SGK Địa lí 9: Dựa vào bản đồ Địa chất – khoáng sản (trong Atlat Địa lí Việt Nam) hoặc bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, nêu nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm:
- Khoáng sản nhiên liệu: than, dầu, khí ⟶ phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.
+ Than: phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh với trữ lượng và chất lượng tốt nhất cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều nhà máy nhiệt điện lớn như Phả Lại, Uông Bí, Na Dương gắn với các mỏ than.
+ Dầu, khí: phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, là cơ sở để hình thành xí nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí như Phú Mỹ, Bà Rịa; công nghiệp hóa chất cũng phát triển mạnh ở các trung tâm công nghiệp thuộc Đông Nam Bộ.
- Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, crom, thiếc, chì –kẽm... ⟶ phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.
+ Các mỏ sắt, thiếc, đồng, chì –kẽm…tập trung chủ yếu ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, tại đây đã hình thành và phát triển mạnh ngành luyện kim với nhiều điểm công nghiệp như Thái Nguyên (sắt), Tuyên Quang, Cao Bằng (thiếc)…
- Khoáng sản phi kim ⟶ phát triển công nghiệp hóa chất.
+ Các mỏ phi kim: apatit (Lào Cai), pirit (Việt Trì, Huế) ⟶ tại đây đã phát triển các nhà máy hóa chất như sản xuất phân bón Lâm Thao (Việt Trì)...
- Vật liệu xây dựng ⟶ phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
+ Các vùng tập trung các loại vật liệu xây dựng như đá vôi, sét, cao lanh,... như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Sơn La, Quảng Bình… đã hình thành các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), xi măng Hoàng Mai (Nghệ An)…
Trả lời:
Ý nghĩa của việc cải thiện hệ thống đường giao thông nào đối với phát triển công nghiệp:
- Giao thông vận tải phát triển sẽ góp phần đẩy mạnh lưu thông qua lại giữa các vùng kinh tế ⟶ thúc đẩy hợp tác giao lưu phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp.
- Thu hút đầu tư, xây dựng các xí nghiệp, nhà máy, các khu công nghiệp.
- Giao thông phát triển, tạo điều kiện để sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn, thúc đẩy tiêu thụ và sản xuất phát triển; mặt khác rút ngắn khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi khai thác đến nơi sản xuất, giảm thiểu rủi ro và chi phí vận chuyển.
- Thu hút dân cư và nguồn lao động, là lực lượng sản xuất và tiêu thụ quan trọng của các ngành công nghiệp.
Trả lời:
Thị trường có vai trò "đòn bẩy" đối với sự phát triển, phân bố và cơ cấu lại ngành công nghiệp nước ta.
- Thị trường trong và ngoài nước mở rộng, hàng hóa được tiêu thụ mạnh mẽ, sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng quy mô.
- Sức ép của thị trường (đặc biệt là thị trường nước ngoài) sẽ tạo động lực cho việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm ⟶ cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng hơn, các sản phẩm đáp ứng chất lượng người tiêu dùng.
Câu hỏi và bài tập (trang 41 SGK Địa lí 9)
Bài 1 trang 41 SGK Địa Lí 9: Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Phương pháp giải: Liên hệ vai trò của các nhân tố đối với sự phát triển, phân bố công nghiệp
Trả lời:
Trả lời:
- Ngành nông, ngư nghiệp cung cấp các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như:
+ Sản phẩm ngành trồng trọt: lúa, nông sản như cà phê, chè, hồ tiêu, bông…để phát triển công nghiệp xay xát, chế biến đồ khô...
+ Sản phẩm ngành chăn nuôi: sản phẩm từ thịt, trứng, sữa..là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, chế biến sữa...
+ Sản phẩm ngành thủy sản: tôm, cá, mực… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh, đóng hộp,...
- Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.
Lý thuyết Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
I. Các nhân tố tự nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Khoáng sản phong phú: nhiên liệu (than, dầu khí), kim loại (sắt, thiếc..), phi kim loại (apaatit. pirit), vật liệu xây dựng (sét, đá vôi) thuận lợi phát triển công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng.
+ Nguồn thủy năng có trữ lượng lớn -> phát triển thủy điện.
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật thuận lợi cho sự phát triển nông – lâm – ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
=> Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.
II. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế - xã hội.
a) Dân cư và lao động
- Dân số nước ta đông nên thị trường tiêu thụ lớn.
- Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
=> Điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Hạn chế: trình độ lao động còn thấp
b) Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
- Hạn chế:
+ Trình độ công nghệ còn thấp.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
- Cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu chính, điện năng đang từng bước được cải thiện.
c) Chính sách phát triển công nghiệp
- Chính sách công nghiệp hoá và đầu tư phát triển công nghiệp.
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
- Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại.
d) Thị trường
- Thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.
- Nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng.
- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.