Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào trong đoạn hội thoại trên

735

Với giải Luyện tập 2 trang 40 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Thuế nhà nước giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 6: Thuế

Luyện tập 2 trang 40 KTPL 10: Em hãy đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi

Kinh tế 10 Bài 6: Thuế | Cánh diều (ảnh 10)

a) Em đồng tình, không đồng tình với ý kiến nào trong đoạn hội thoại trên?

b) Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?

Phương pháp giải:

- Đưa ra các ý kiến mà em đồng tình hoặc không đồng tình.

- Lý giải vì sao Nhà nước phải thu thuế.

Trả lời:

a)  Em đồng ý với ý kiến của tất cả các bạn ở trên.

b) Nhà nước phải thu thuế vì:

+ Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi, ví dụ như là để nuôi bộ máy nhà nước, nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.

+ Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

+ Nhà nước cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho Nhà nước.

+ Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên Nhà nước sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).

+ Nhà nước có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Theo quy định của các luật thuế, thuế được sử dụng nhằm sử dụng cho đối tượng nào?

A. công cộng.

B. nhà nước.

C. cá nhân.

D. tổ chức.

Đáp án đúng là: A

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.

Câu 2. Dựa vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành mấy loại chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành thuế trực thu và thuế gián thu.

- Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế

- Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời 

Câu 3. Vì sao Nhà nước phải thu thuế?

A. Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế.

B. Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền.

C. Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Nhà nước phải thu thuế vì:

+ Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

+ Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền.

+ Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 33 KTPL 10: Em hãy kể tên một số loại thuế và chia sẻ hiểu biết của em về các loại thuế đó...

Câu hỏi trang 33, 34 KTPL 10: Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 34, 35 KTPL 10: Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 35, 36, 37, 38 KTPL 10: Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 39, 40 KTPL 10: Em hãy đọc những thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi...

Luyện tập 1 trang 40 KTPL 10: Em hãy cho biết những nhận định sau là đúng hay sai. Vì sao?...

Luyện tập 3 trang 41 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong các trường hợp sau...

Luyện tập 4 trang 41 KTPL 10: Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể nào dưới đây vi phạm pháp luật về thuế...

Vận dụng 1 trang 41 KTPL 10: Em hãy thiết kế tranh cổ động tuyên truyền về việc thực hiện nghĩa vụ thuế...

Vận dụng 2 trang 41 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm tư vấn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về thuế...

Đánh giá

0

0 đánh giá