Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam lớp 9.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 20 SGK Địa lí 9: Dựa vào hình 6.1, hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét biểu đồ:
- Nhận xét lần lượt từng đối tượng theo thời gian: tăng/giảm, nhanh/chậm (số liệu)
- Phù hợp với quá trình CNH - HĐH
Trả lời:
* Nhận xét:
- Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa:
+ Nông –lâm-ngư nghiệp giảm nhanh từ 38,7% (1990) xuống 23% (2002), giảm 15,7%.
+ Công nghiệp –xây dựng tăng nhanh từ 22,7% (1990) lên 38,5% (2002), tăng 15,8%.
+ Dịch vụ luôn đạt tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu (trừ năm 1991) và có sự biến động: giai đoạn đầu (1990 -1995) khá nhanh từ 38,6% lên 44%; giai đoạn sau lại giảm liên tục xuống còn 38,5% (năm 2002).
* Xu hướng thay đổi tỉ trọng thành phần thể hiện rõ nhất ở khu vực công nghiệp – xây dựng.
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Các vùng kinh tế của nước ta gồm:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Đồng bằng sông Hồng.
+ Bắc Trung Bộ.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Tây Nguyên.
+ Đông Nam Bộ.
+ Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: gồm Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: gồm Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: gồm TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
- Các vùng kinh tế giáp biển:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ (phía đông nam giáp biển Đông).
+ Đồng bằng sông Hồng (phía đông nam giáp vịnh Bắc Bộ).
+ Bắc Trung Bộ (phía đông giáp biển Đông).
+ Duyên hải Nam Trung Bộ (phía đông giáp biển Đông).
+ Đông Nam Bộ (phía đông nam giáp biển).
+ Đồng bằng sông Cửu Long (ba mặt giáp biền: phía đông – tây- nam)
- Vùng kinh tế không giáp biển là Tây Nguyên.
Câu hỏi và bài tập (trang 23 SGK Địa lí 9)
Bài 1 trang 23 SGK Địa Lí 9: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Các vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: gồm Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: gồm Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: gồm TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
Phương pháp giải:
Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn:
+ Đối tượng đầu tiên bắt đầu bằng tia 12 giờ, thể hiện lần lượt theo chiều kim đồng hồ.
+ Chú ý: số liệu, tên biểu đồ, chú giải.
Trả lời:
* Vẽ biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002
* Nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế
- Kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất (47,9%). Trong đó:
+ Kinh tế cá thể với tỉ trọng lớn nhất (31,6%).
+ Kinh tế tư nhân (8,3%).
+ Kinh tế tập thể (8%).
- Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng đứng thứ 2 với 38,4%, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nắm giữ các ngành then chốt.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 13,7% nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế, nước ta đã và đang thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Trả lời:
* Thành tựu:
- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm.
- Nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu phát triển, thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
* Thách thức:
- Sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng: Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo.
- Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức.
- Ô nhiễm môi trường.
- Vấn đề phát trển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước (đặc biệt hàng Trung Quốc).
- Khó khăn khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới: sự cạnh tranh, biến động của thị trường.
=> Đòi hỏi nước ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.
Lý thuyết Bài 6: Sự phát triển kinh tế Việt Nam
I. Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới (Giảm tải)
II. Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn đổi mới
Công cuộc Đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
a) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
b) Những thành tựu và thách thức
* Thành tựu:
- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, trong công nghiệp hình thành một số ngành trọng điểm.
- Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu được đẩy mạnh, ngoại thương phát triển.
- Thu hút đầu tư nước ngoài tăng.
- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
* Thách thức:
- Trong nước:
+ Hạn chế về vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, y tế, xóa đói giảm nghèo… đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng núi.
+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
+ Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
- Trên thế giới:
+ Biến động thị trường thế giới và khu vực.
+ Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO,…: cạnh tranh gay gắt, chênh lệch trình độ kinh tế.
=> Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.