SBT Địa lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11

1.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế

Câu 1 trang 47 SBT Địa lí 11: Điền vào bảng sau các đặc điểm kinh tế chủ yếu đối với mỗi giai đoạn phát triển, của LB Nga

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA LB NGA QUA CÁC GIAI ĐOẠNSBT Địa lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 1)

Trả lời:

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA LB NGA QUA CÁC GIAI ĐOẠN

SBT Địa lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 2)

Câu 2 trang 47 SBT Địa lí 11: Thành tựu kinh tế cơ bản nhất mà LB Nga đạt được trong giai đoạn sau năm 2000 là

A. sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ lớn.

B. đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô viết.

C. nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng, đang trong thế ổn định và đi lên.

D. tăng trưởng kinh tế cao, giá trị xuất siêu ngày càng lớn, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Trả lời:

Thành tựu kinh tế cơ bản nhất mà LB Nga đạt được trong giai đoạn sau năm 2000 là nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng, đang trong thế ổn định và đi lên.

Chọn: C

Câu 3 trang 47 SBT Địa lí 11: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế của LB Nga là

A. đẩy mạnh phát triển khoa học - kĩ thuật, tăng năng suất lao động.

B. chú ý đào tạo nguồn lao động có trình độ cao.

C. áp dụng những chính sách và biện pháp đúng đắn.

D. tăng cường thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Trả lời:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế của LB Nga là áp dụng những chính sách và biện pháp đúng đắn.

Chọn: C

Câu 4 trang 48 SBT Địa lí 11: Quan sát hình dưới đây, nhận xét tình hình tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2015. 

SBT Địa lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Kĩ năng nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Liên bang Nga có sự biến động lớn trong thời kì 1990 – 2015, có thể chia thành 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1990 – 1995, là giai đoạn những năm khó khăn của nền kinh tế Liên bang Nga, tốc độ tăng trưởng GDP âm. Năm 1990 là – 3,6%. Năm 1995 tiếp tục giảm và đạt giá trị âm, – 4,1%.

+ Giai đoạn 1999 – 2010 nền kinh tế Liên bang Nga có dấu hiệu phục hồi, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 là 10% (So với thời gian trước đây âm liên lục) và có xu hướng giảm nhưng nhìn chung đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng GDP luôn dương.

+ Giai đoạn sau năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP âm (-3,7%) do ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế trong nước và thế giới.

- Trong tương lai nền kinh tế LB Nga sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.

Câu 5 trang 48 SBT Địa lí 11: Ngành “xương sống” của nền kinh tế LB Nga là

A. công nghiệp.            B. nông nghiệp.

C. lâm nghiệp.              D. dịch vụ.

Trả lời:

Công nghiệp là ngành “xương sống” của kinh tế LB Nga.

Chọn A.

Câu 6 trang 49 SBT Địa lí 11: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng lương thực của LB Nga qua các năm. Từ đó rút ra nhận xét.

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA LB NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: triệu tấn)SBT Địa lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

a) Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA LB NGA QUA CÁC NĂM 

SBT Địa lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế | Giải SBT Địa lí lớp 11 (ảnh 5)

b) Nhận xét

- Sản lượng lương thực LB Nga chiếm tỉ trọng cao so vơi thế giới (92,4 triệu tấn – 2013).

- Nhìn chung, sản lượng lương thực của LB Nga tăng qua các năm (cả giai đoạn 1995 – 2013 sản lương thực tăng theem30,4 triệu tấn) nhưng không ổn định:

+ Từ năm 1995 đến 1998, sản lượng giảm và giảm 15,1 triệu tấn.

+ Từ năm 1998 đến 2002, sản lượng tăng nhanh, liên tục và tăng thêm 45,1 triệu tấn.

+ Từ năm 2002 đến 2005, sản lượng có giảm và giảm 13,8 triệu tấn.

+ Từ năm 2005 đến 2013, sản lượng tăng nhanh và tăng thêm 14,2 triệu tấn.

Câu 7 trang 49 SBT Địa lí 11: Ngành công nghiệp mũi nhọn của LB Nga là

A. luyện kim.

B. khai thác dầu khí.

C. chế tạo máy.

D. khai thác vàng và kim cương.

Trả lời:

Ngành công nghiệp mũi nhọn của LB Nga là khai thác dầu khí.

Chọn: B

Câu 8 trang 49 SBT Địa lí 11: Hiện nay LB Nga tập trung phát triển các ngành công nghiệp:

A. năng lượng và khai thác khoáng sản.

B. điện tử-tin học, hàng không.

C. khai thác gỗ và sản xuất giấy, xenlulo.

D. luyện kim đen, luyện kim màu.

Trả lời:

Hiện nay LB Nga tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử-tin học, hàng không.

Chọn B.

Câu 9 trang 50 SBT Địa lí 11: Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất của LB Nga là

A. vùng Trung tâm.

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran.

D. vùng Viễn Đông.

Trả lời:

Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất của LB Nga là vùng Trung tâm.

Chọn: A

Câu 10 trang 50 SBT Địa lí 11: Vùng kinh tế LB Nga có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp là

A. vùng Trung ương.

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran.

D. vùng Viễn Đông.

Trả lời:

Vùng Trung tâm đất đen là nơi có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

Chọn B.

Câu 11 trang 50 SBT Địa lí 11: Vùng kinh tế rất phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp ở LB Nga là

A. vùng Trung ương.

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran.

D. vùng Viễn Đông.

Trả lời:

Vùng Trung tâm đất đen là vùng có công nghiệp phát triển, nhất là các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

Chọn B.

Câu 12 trang 50 SBT Địa lí 11: Vùng kinh tế của LB Nga sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương là

A. vùng Trung ương.

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran.

D. vùng Viễn Đông.

Trả lời:

Vùng Viễn Đông là vùng kinh tế của LB Nga sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chọn D.

Câu 13 trang 50 SBT Địa lí 11: Vùng kinh tế tập trung nhiều nhất các trung tâm công nghiệp lớn và rất lớn của LB Nga là

A. vùng Trung ương.

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran.

D. vùng Viễn Đông.

Trả lời:

Vùng Trung ương là vùng kinh tế lâu đời, tập trung nhiều ngành công nghiệp, quy mô lớn và rất lớn: Matxcova, Xanh Petecpua, Nhigionhi Nogorot và Ackhanghen,...

Chọn A.

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá