Giải Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế - Liên Bang Nga

2.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế - Liên Bang Nga chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế - Liên Bang Nga lớp 11.

Giải bài tập Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế - Liên Bang Nga

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 68 SGK Địa lí 11: Dựa vào hình 8.6, hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga. Nêu những nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng đó.

Giải Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế - Liên Bang Nga (ảnh 1)

Trả lời:

* Nhận xét:

- Tốc độ tăng trưởng của LB Nga có xu hướng tăng lên, từ -3,6% (1990) lên 6.4% (2005), tuy nhiên còn nhiều biến động.

+ Giai đoạn 1990 – 1998: kinh tế Nga trải qua thời kì khó khăn, khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm liên tục.

⟹ Nguyên nhân: do cơ chế kinh tế bộc lộ nhiều yếu kém, Liên bang Liên Xô tan rã.

+ Giai đoạn 1999 -2005: tốc độ tăng trưởng tăng lên và liên tục đạt giá trị dương (đặc biệt năm 2000: 10%).

⟹ Nguyên nhân: từ năm 2000, nhờ chiến lược kinh tế mới với các chính sách và biện pháp đúng đắn đã đưa nền kinh tế LB Nga thoát khỏi khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

Câu hỏi và bài tập (trang 72 SGK Địa Lí lớp 11)

Câu 1 trang 72 SGK Địa lí 11: Trình bày vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô Viết trước đây và những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000.

Trả lời:

* Vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô Viết trước đây:

- Sau cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), Liên Bang Xô viết được thành lập, LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc.

-  Tỉ trọng một số sản phẩm công nông nghiệp (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, điện, gỗ, giấy và xenlulô, lương thực, thép) của LB Nga (cuối thập niên 80 TK XX) luôn chiếm  trên 50% đến 90% trong Liên Xô.

* Những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000:

- Nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên.

- Sản lượng các ngành kinh tế tăng. Dự trữ ngoại tệ lớn thứ tư thế giới (năm 2005). Đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời kì Xô viết. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng. 

- Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

- Vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Liên bang Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).

Câu 2 trang 72 SGK Địa lí 11: Dựa vào bảng số liệu sau:

Giải Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế - Liên Bang Nga (ảnh 2)

Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng lương thực của LB Nga qua các năm. Rút ra nhận xét.

Trả lời:

Giải Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế - Liên Bang Nga (ảnh 3)

Nhận xét:

Giai đoạn 1995 -2005, sản lượng lương thực của LB Nga tăng lên (từ 62 triệu tấn lên 78,2 triệu tấn), nhưng còn biến động:

- Từ năm 1995 – 1998: sản lượng lương thực giảm (từ 62 triệu tấn xuống 46,9 triệu tấn), thời kì này kinh tế LB Nga rơi vào khủng hoảng kéo dài.

- Giai đoạn 1998 – 2005: sản lượng lương thực tăng lên nhanh từ 46,9 triệu tấn lên 78,2 triệu tấn (đặc biệt năm 2002 sản lượng đạt tới 92 triệu tấn).

  Đây là kết quả của chiến lược kinh tế mới từ năm 2000, đã từng bước đưa LB Nga thoát khỏi khủng hoảng và đạt nhiều thành tựu mới.

Câu 3 trang 72 SGK Địa lí 11: Nêu tên những ngành công nghiệp mà LB Nga đã hợp tác với Việt Nam (trước đây và hiện nay).

Trả lời:

-Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản :dầu khí, quặng thiếc, quặng vàng,…

-Ngành công nghiệp xây dựng.

-Một số ngành công nghiệp nhẹ : cao su, xà phòng, thuốc lá ,…

Lý thuyết Bài 8 Tiết 2: Kinh tế - Liên Bang Nga

I. Quá trình phát triển kinh tế

1. Liên bang Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết

Liên bang Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành cường quốc.

2. Thời kỳ đầy khó khăn biến động (những năm 1990 của Thế kỉ XX)

- Vào cuối những năm 1980 thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô bộc lộ yếu kém.

- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:

+ Tốc độ tăng GDP âm, sản lượng kinh tế giảm.

+ Đời sống nhân dân khó khăn.

+ Vai trò cường quốc suy giảm.

+ Tình hình chính trị xã hội bất ổn.

3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc

Giải Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế - Liên Bang Nga (ảnh 4)

a. Chiến lược kinh tế mới

Từ năm 2000, Liên bang Nga bước vào thời kì chiến lược mới:

+ Đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.

+ Xây dựng nền kinh tế thị trường.

+ Mở rộng ngoại giao.

+ Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc.

b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000

- Nền kinh tế Liên Bang Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên:

+ Sản lượng kinh tế tăng.

+ Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.

+ Trả xong các khoản nợ nước ngoài.

+ Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.

 + Đời sống nhân dân được cải thiện.

+ Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.

+ Gia nhập nhóm G8.

- Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LBN còn gặp nhiều khó khăn như: phân hóa giàu nghèo, chảy máu chất xám,...

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

- Là ngành xương sống của kinh tế Liên bang Nga.

- Cơ cấu ngành đa dạng, gồm các ngành truyền thống và hiện đại.

- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn tài chính lớn: đứng đầu thế giới về khai thác.

- Công nghiệp truyền thống:

+ Cơ cấu: Ngành năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, sản xuất giấy, khai thác gỗ.

+ Phân bố: tập trung ở Đông Âu, Tây Xibia và dọc đường giao thông.

- Công nghiệp hiện đại:

+ Cơ cấu ngành: điện tử- hàng không, vũ trụ, nguyên tử. Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh.

+ Phân bố: vùng trung tâm, Uran,….

2. Nông nghiệp

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: quỹ đất nông nghiệp lớn, tạo điều kiện phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

- Sản xuất lương thực 78,2 triệu tấn và xuất khẩu 10 triệu tấn (2005). Sản lượng một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản đều có sự tăng trưởng.

3. Dịch vụ

- Giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ loại hình.

+ Hệ thống đường sắt xuyên Xibia và BAM đóng vai trò quan trọng trong phát triển Đông Xibia.

+ Thủ đô Moscow nổi tiếng với hệ thống xe điện ngầm.

+ Nhiều hệ thống đường được nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng, kim ngạch ngoại thương liên tục tăng, xuất siêu.

- Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc–pua là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước.

III. Một số vùng kinh tế

Giải Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế - Liên Bang Nga (ảnh 5)

IV. Quan hệ Nga Việt trong bối cảnh quốc tế mới

- Mối quan hệ 2 nước là mối quan hệ truyền thống tiếp nối mối quan hệ Xô - Việt trước đây.

- LBN coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á.

- Kim ngạch buôn bán hai chiều lớn.

- Hợp tác diễn ra trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.

Đánh giá

0

0 đánh giá