SBT Hóa học 8 Bài 28: Không khí - Sự cháy | Giải SBT Hóa học lớp 8

748

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 8 Bài 28: Không khí - Sự cháy chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 8 Bài 28: Không khí - Sự cháy

Bài 28.1 trang 39 SBT Hóa học 8: Hãy nêu hiện tượng em gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khí cacbonic.

Phương pháp giải:

Gợi ý: Hiện tượng sương mù và hiện tượng có lớp váng trên bề mặt nước vôi tôi.

Lời giải:

Về mùa đông, chúng ta thấy hiện tượng sương mù hay thấy có những giọt nước bám ngoài cốc nước lạnh... những hiện tượng trên chứng tỏ trong không khí có hơi nước. Sau khi tôi vôi một thời gian thấy có lớp váng trên bề mặt nước vôi. Đó là CaCO3, do trong không khí có CO2 nên đã phản ứng với sản phẩm sau khi tôi vôi là Ca(OH)2 theo phương trình hoá học sau :

CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2O

Bài 28.2 trang 39 SBT Hóa học 8: a) Trong đời sống hàng ngày, những quá trình nào sinh ra khí CO2, quá trình nào làm giảm khí COvà sinh ra khí O2 ?

b) Nồng độ khí CO2 trong không khí cao sẽ làm tăng nhiệt độ của Trái Đất (hiệu ứng nhà kính). Theo em biện pháp nào làm giảm lượng khí CO2 ?

Phương pháp giải:

Gợi ý:

a) Quá trình hô hấp ở con người và động vật sinh ra CO2, quá trình quang hợp của cây xanh làm giảm khí CO2 sinh ra khí O2 .

b) Biện pháp: trồng cây xanh, hạn chế rác thải, tiết kiệm nhiên liệu...

Lời giải:

a)

- Quá trình sinh ra khí CO2 là:

   + Người và động vật trong quá trình hô hấp lấy O2, thải ra khí CO2.

   + Đốt cháy nhiên liệu (xăng, dầu, ga, củi, ...), nạn cháy rừng cũng sinh ra khí CO2

- Những quá trình làm giảm khí CO2 và sinh ra khí O2:

   + Cây quang hợp, hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2

b) Biện pháp làm giảm lượng CO2 :

- Trồng nhiều cây xanh

- Nghiêm cấm việc đốt phá rừng

- Hạn chế đốt nhiên liệu

Bài 28.3 trang 39 SBT Hóa học 8: a) Cháy (hoả hoạn) thường gây tác hại nghiêm trọng về vật chất và cả sinh mạng con người. Vậy theo em phải có biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình ?

b) Để dập tắt các đám cháy người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp chữa cháy không ?

Lời giải:

a) Biện pháp để phòng cháy :

- Trong gia đình không đun nấu gần những vật dễ cháy, chú ý ngay cả khi thắp đèn, nhang trên bàn thờ bằng gỗ.

- Không được câu mắc sử dụng điện tuỳ tiện, khi ra khỏi nhà, phòng học phải tắt đèn, quạt...

- Không dùng dây đồng, giấy bạc thay cầu chì, không cắm trực tiếp dây dẫn điện vào ổ cắm, không để chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện.

- Không dùng đèn dầu, bật lửa gas để soi bình xăng.

b) Muốn dập tắt các đám cháy người ta thường dùng nước nhằm ngăn cách vật cháy với khí oxi và hạ nhiệt độ vật cháy, còn đám cháy do xăng, dầu người ta thường dùng khí CO2 (bình xịt CO2) hoặc phủ cát trên ngọn lửa mà không dùng nước vì đổ nước vào xăng dầu đang cháy sẽ làm cho đám cháy lan rộng nhiều hơn do xăng dầu nhẹ hơn nước, không tan trong nước.

Bài 28.4 trang 39 SBT Hóa học 8: Cho không khí (chứa 80% thể tích là khí nitơ) tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hoá đồng thành đồng (II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nitơ. Thể tích không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng là:

 A. 200 cm3        B. 400 cm        

C. 300 cm3       D. 500 cm3

Phương pháp giải:

+) Tính thể tích không khí ban đầu.

+) Sau phản ứng thu được 160 cm3 khí nitơ => thể tích không khí trước khi xảy ra phản ứng.

Lời giải:

Như  ta đã biết, khí N2 chiếm 80% thể tích không khí, vậy thể tích không khí ban đầu sẽ là :

80 cmkhí nitơ có trong 100 cm3 không khí.

Vậy 160 cmkhí nitơ có trong : 100×16080=200(cm3) không khí 

=> Chọn A.

Bài 28.5 trang 39 SBT Hóa học 8: Để một ít P đỏ vào đĩa nổi trên mặt nước rồi đốt cháy, úp bình không đáy lên đĩa, sau đó đậy nắp bình (thiết kế như hình vẽ).

 SBT Hóa học 8 Bài 28: Không khí - Sự cháy | Giải SBT Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

a) Em hãy nêu hiện tượng quan sát được và giải thích, viết phương trình hoá học.
b) Cho quỳ tím vào nước trong bình, giấy quỳ tím có đổi màu không?

Phương pháp giải:

a) Do chênh lệch áp suất nước trong bình dâng cao.

b) Gợi ý: Viết PTHH để biết sau phản ứng sinh ra chất nào, từ đó kết luận màu của quì tím.

Lời giải:

a) Khi P đỏ cháy, đĩa thuỷ tinh dâng lên từ từ do mực nước trong bình dâng lên, vì thể tích khí trong bình giảm, áp suất bên trong bình nhỏ hơn áp suất bên ngoài không khí nên đẩy nước trong bình dâng lên cao hơn trước.

Phương trình hoá học : 

4P+O2to2P2O5

b) Khi P đỏ cháy cho khói trắng P2O5, hoà tan vào nước tạo thành dung dịch axit làm giấy quỳ tím hoá đỏ.

P2O5+3H2O2H3PO4

Bài 28.6 trang 40 SBT Hóa học 8: Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m, chiều cao 4 m.

a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.

b) Trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở ra trong 45 phút, biết rằng một học sinh thở ra 2 lít khí (thể tích COchiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.

Phương pháp giải:

a) Thể tích không khí = chiều dài x chiều rộng x chiều cao=> Thể tích oxi (oxi chiếm 20% hay 1/5 không khí).

b) Tính thể tích khí CO thở ra trong 1 phút của 50 em học sinh => thể tích khí CO2  trong 45 phút.

Lời giải:

a) Thể tích không khí có trong phòng học : 12 x 7 x 4 = 336 (m3)

- Thể tích khí oxi có trong phòng : 

3365=6,72(cm3)

b) Thể tích khí  CO thở ra trong 1 phút của 50 em học sinh là :

50×2×4×16100=64(lít)

Trong 45 phút: 64 X 45 = 2880 (lít) hay 2,88 m3.

Bài 28.7 trang 40 SBT Hóa học 8: Trên đĩa cân, ở vị trí cân bằng, có đặt một cốc có dung tích là 0,5 lít. Sau đó, người ta dùng khí cacbonic CO2 để đẩy không khí khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân bao nhiêu để cân trở lại thăng bằng ?

Biết rằng khí CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí, thể tích khí CO2 tính ở đktc.

Phương pháp giải:

+) Tính khối lượng 0,5 lít CO2 

+) Tính khối lượng 0,5 lít không khí

+) Tính độ chênh lệch khối lượng khi thay không khí bằng CO2 

Lời giải:

Khối lượng của 0,5 lít CO2 : 44×0,522,4(g)

Khối lượng của 0,5 lít không khí: 0,5×4422,4×1,5(g)

Khi thay không khí bằng CO2 thì khối lượng khí trong cốc tăng lên : 

44×0,522,40,5×4422,4×1,5=1133,60,33(g)

Phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân có khối lượng 0,33 g để cân trở lại thăng bằng.

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá