Với giải Vận dụng 2 trang 139 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 21: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 21: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Vận dụng 2 trang 139 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận về ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp và chia sẻ sản phẩm với cả lớp.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
- Lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự;
- Tạo điều kiện người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp
- Nếu không lấy ý kiến của nhân dân sẽ dẫn đến một Hiến pháp không tốt, không tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân và như thế có thể gây chia rẽ, có hại cho sự phát triển của đất nước.
- Khi thực hiện trưng cầu dân ý, ngay cả ý kiến khác trái chiều chúng ta cũng cần trân trọng, ghi nhận và suy nghĩ một cách thấu đáo để giúp chất lượng Hiến pháp cao hơn.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Cơ quan nào của nước ta thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Chính phủ.
D. Hội đồng nhân dân.
Đáp án đúng là: A
Hiến pháp năm 2013 (Điều 69, đoạn 2) quy định về chức năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội như sau: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp”. Trong khi đó, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” (Điều 83, đoạn 2).
Câu 2. Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo các văn bản nào của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước?
A. Hiến pháp.
B. Luật.
C. Nghị quyết của Quốc hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.
Câu 3. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm những bộ phận nào sau đây?
A. Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
B. Hội đồng dân tộc.
C. Các Uỷ ban của Quốc hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan giúp việc của Quốc hội. Mỗi cơ quan có cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ theo luật định.
Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 131, 132 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi trang 132 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...
Câu hỏi trang 133 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi trang 134 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi...
Câu hỏi trang 135 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...
Câu hỏi trang 135, 136 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...
Câu hỏi trang 136 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...
Câu hỏi trang 137 KTPL 10: Dựa vào sơ đồ 2, em hãy trình bài cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Kể tên các bộ và cơ quan ngang bộ của cơ quan nước ta hiện nay...
Câu hỏi trang 138 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi...
Luyện tập 1 trang 138 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?...
Luyện tập 3 trang 139 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:...