Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP thể hiện chức năng gì

434

Với giải Câu hỏi trang 136 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 21: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 21: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 136 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

 Pháp luật 10 Bài 21: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam | Kết nối tri thức (ảnh 8)

1. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP thể hiện chức năng gì?

2. Vì sao Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội ở phiên họp, kì họp của Quốc hội?

3. Chức năng hành pháp của Chính phủ là gì? Vì sao Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và đọc thông tin để trả lời các câu hỏi.

Trả lời:

1. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP thể hiện chức năng hành pháp của chính phủ.

2. Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội ở phiên họp, kì họp của Quốc hội vì: Luật Tổ chức Chính phủ quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

3. Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện qua các phương diện như:

- Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội

- Đề xuất dự thảo luật trình Quốc hội;

- Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, an hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành: tổ chức thực hiện pháp luật;

- Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật....

- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội vì Chính phủ do Quốc hội bầu ra, chịu sự giám sát của Quốc hội.

Lý thuyết Chính phủ

a) Chức năng của Chính phủ

- Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

- Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện qua các phương diện như:

+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội

+ Đề xuất dự thảo luật trình Quốc hội;

+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, an hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành: tổ chức thực hiện pháp luật;

+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật....

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ

Cơ cấu tổ chức

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao.

- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

- Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.

Hình thức hoạt động

- Chính phủ hoạt động theo ba hình thức thông qua:

+ Các phiên họp của Chính phủ;

+ Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ

+ Hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quang cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2021.

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 131 KTPL 10: Em hãy kể một số hoạt động của Quốc hội (hoặc Chủ tịch nước, Chính phủ) trong thực tiễn và chia sẻ ý nghĩa của hoạt động đó...

Câu hỏi trang 131, 132 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 132 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 133 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 134 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 135 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 135, 136 KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 137 KTPL 10: Dựa vào sơ đồ 2, em hãy trình bài cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Kể tên các bộ và cơ quan ngang bộ của cơ quan nước ta hiện nay...

Câu hỏi trang 138 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi...

Luyện tập 1 trang 138 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 139 KTPL 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau?...

Luyện tập 3 trang 139 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:...

Luyện tập 4 trang 139 KTPL 10: Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ của nước ta hiện nay là ai?...

Vận dụng 1 trang 139 KTPL 10: Em và các bạn hãy liệt kê các việc học sinh có thể làm để góp phần ủng hộ các chính sách của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đối với người dân ở địa phương em...

Vận dụng 2 trang 139 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận về ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp và chia sẻ sản phẩm với cả lớp...

Đánh giá

0

0 đánh giá