Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường trang 149, 150, 151, 152, 153, 154 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Sinh học 9. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 trang 149 Vở bài tập Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.1
Trả lời:
Bảng 63.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường |
Nhân tố sinh thái |
Ví dụ minh họa |
Môi trường nước |
Ánh sáng, nhiệt độ, tốc độ dòng chảy Thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, vi sinh vật thủy sinh |
Môi trường nước mặn Môi trường nước ngọt Môi trường nước lợ Môi trường nước chảy (sông, suối, biển) Môi trường nước đứng (ao, hồ) |
Môi trường trên cạn |
Nhiệt độ, độ ẩm, nước, không khí, ánh sáng, Động vật, thực vật, vi sinh vật sống trên cạn |
Rừng mưa nhiệt đới Hoang mạc Đồng cỏ Rừng lá kim Rừng lá rộng |
Môi trường trong đất |
Nhiệt độ, độ ẩm, độ thông khí, Vi sinh vật trong đất, hệ động vật trong đất. |
Môi trường đất khô cạn Môi trường đất ngập nước |
Môi trường sinh vật | Nhiệt độ, độ ẩm, khí thở, chất dinh dưỡng từu cơ thể vật chủ. |
Môi trường kí sinh của giun sán trong ruột người Bọ chét kí sinh trên cơ thể chó mèo. |
Bài tập 2 trang 150 Vở bài tập Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.2.
Trả lời:
Bảng 63.2. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái |
Nhóm thực vật |
Nhóm động vật |
Ánh sáng |
Thực vật ưa sáng Thực vật ưa bóng |
Động vật hoạt động ban ngày Động vật hoạt động ban đêm |
Nhiệt độ |
Sinh vật biến nhiệt |
Động vật biến nhiệt Động vật hằng nhiệt |
Độ ẩm |
Thực vật ưa ẩm Thực vật chịu hạn |
Động vật ưa ẩm Động vật ưa khô |
Bài tập 3 trang 151 Vở bài tập Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.3.
Trả lời:
Bảng 63.3. Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ | Cùng loài |
Khác loài |
Hỗ trợ | Các sinh vật trong nhóm cá thể hỗ trợ lẫn nhau |
Cộng sinh Hội sinh |
Đối địch (cạnh tranh) | Khi gặp điều kiện không thuận lợi, các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau dẫn tới hiện tượng tách nhóm |
Cạnh tranh Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật ăn sinh vật khác |
Bài tập 4 trang 151 Vở bài tập Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.4.
Trả lời:
Bảng 63.4. Hệ thống hóa các khái niệm
Bài tập 5 trang 151 Vở bài tập Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.5.
Trả lời:
Bảng 63.5. Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng | Nội dung cơ bản | Ý nghĩa sinh thái |
Tỉ lệ đực/cái | Là số lượng cá thể đực/cá thể cái | Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể |
Thành phần nhóm tuổi | Gồm nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản | Phản ánh tiềm năng phát triển của quần thể |
Mật độ quần thể | Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích | Phản ánh khả năng sống của quần thể |
Bài tập 6 trang 152 Vở bài tập Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.6.
Trả lời:
Bảng 63.6. Các dấu hiệu điển hình của quần xã
Các dấu hiệu | Các chỉ số | Thể hiện |
Số lượng các loài trong quần xã | Độ đa dạng | Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã |
Độ nhiều | Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã | |
Độ thường gặp | Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát | |
Thành phần loài trong quần xã | Loài đặc trưng | Loài chỉ có ở một quẫn xã hoặc nhiều hơn hẳn các loài khác |
Loài ưu thế | Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã |
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập 1 trang 152 Vở bài tập Sinh học 9: Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của các nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?
Phương pháp giải:
Các nhân tố sinh thái thay đổi dẫn đến sự biến đổi của các sinh vật để thích nghi với điều kiện sống
Trả lời:
Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của các nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật.
Vì các sinh vật cần có những đặc điểm hình thái giúp thích nghi với môi trường sống, tức là đặc điểm hình thái của sinh vật chịu sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái.
Ví dụ: phân biệt cây ưa sáng với cây ưa bóng, cây ưa ẩm với cây chịu hạn,...
Bài tập 2 trang 152 Vở bài tập Sinh học 9: Nêu những đặc điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài.
Phương pháp giải:
Quần xã gồm tập hợp nhiều quần thể khác loài vì vậy trong quần xã ngoài các mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài (mối quan hệ trong quần xã) còn có tồ tại các mối quan hệ khác loài.
Trả lời:
Quan hệ cùng loài: các cá thể trong loài hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sống hoặc cạnh tranh lẫn nhau để bảo vệ hoạt động sống của bản thân.
Quan hệ khác loài: các cá thể khác loài hỗ trợ nhau trong hoạt động sống để cả hai bên đều có lợi hoặc ít nhất một bên không bị hại hoặc cạnh tranh lẫn nhau dẫn đến một bên hoặc cả hai bên đều bị hại.
Bài tập 3 trang 153 Vở bài tập Sinh học 9: Quần thể người khác với quần thể sinh vật ở những đặc trưng nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số.
Phương pháp giải:
So sánh dựa trên các đặc điêmt giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong, pháp luật, kinh tế, giáo dục, văn hóa.
Trả lời:
Các đặc trưng chỉ có ở quần thể người: pháp luật, kinh tế, giáo dục, văn hóa vì con người có lao động và có tư duy.
Tháp dân số cho biết đặc trưng dân số, sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi và tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia.
Bài tập 4 trang 153 Vở bài tập Sinh học 9: Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?
Phương pháp giải:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định
Trả lời:
Quần xã có các mối quan hệ cùng loài và khác loài, quần thể chỉ có mối quan hệ cùng loài giữa các sinh vật.
Bài tập 5 trang 153 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô vuông ở sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây và giải thích.
Phương pháp giải:
Chuỗi thức ăn (quan hệ thức ăn) (xích thức ăn) là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau.
Trả lời:
Giải thích: cây cỏ là thức ăn của sâu ăn lá, sâu ăn lá là thức ăn của bọ ngựa, các sinh vật trên sau khi chết đi đều bị vi sinh vật phân giải và tiêu thụ
Bài tập 6 trang 153 Vở bài tập Sinh học 9: Trình bày những hoạt động tiêu cực và tích cực của con người đối với môi trường.
Phương pháp giải:
Ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động hiện nay và môi trường cần được bảo vệ.
Trả lời:
Hoạt động tích cực: trồng cây gây rừng, bảo vệ các nguồn gen của động vật quý hiếm, xây dựng nhà máy xử lí chất thải,…
Hoạt động tiêu cực: chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, chiến tranh, sản xuất chất hóa học độc hại, sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, xả rác bừa bãi, khai thác khoáng sản, …
Bài tập 7 trang 154 Vở bài tập Sinh học 9: Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm.
Phương pháp giải:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.
Trả lời:
Trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, con người tác động tiêu cực đến môi trường không khí, đất, nước, sinh vật,… do đó ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra
Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: sử dụng nguồn năng lượng sạch; tạo các hệ thống xử lí nước thải và nhà máy xử lí rác thải; canh tác khoa học và hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; trồng nhiều cây xanh; giáo dục để mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường…
Bài tập 8 trang 154 Vở bài tập Sinh học 9: Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí?
Phương pháp giải:
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...).
Trả lời:
Để sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí con người cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hiệu quả, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội vừa đảm bảo duy trì nguồn tài nguyên lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau.
Bài tập 9 trang 154 Vở bài tập Sinh học 9: Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.
Phương pháp giải:
Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó
Trả lời:
Bảo vệ hệ sinh thái là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các loài và môi trường sống trên Trái Đất.
Biện pháp bảo vệ và duy trì đa dạng sinh thái:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển
- Khai thác nguồn tài nguyên rừng, biển một cách hợp lí
- Hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường
- Lưu giữ và khôi phục các nguồn gen của sinh vật quý hiếm
Bài tập 10 trang 154 Vở bài tập Sinh học 9: Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường.
Phương pháp giải:
Luật Bảo vệ môi trường luôn không ngừng được kiến nghị sửa đổi nhằm giải quyết những nhức nhối trong thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
Cần có luật bảo vệ môi trường để:
+ Điều chỉnh hành vi của xã hội, để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
+ Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
Một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam (gồm 7 chương với 55 điều khoản):
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.