Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào

6.1 K

Với giải Câu hỏi trang 76, 77 Kinh thế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Câu hỏi trang 76, 77 KTPL 10: Em hãy quan sát sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam để trả lời câu hỏi:    

1. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

2. Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

3. Em hãy nêu ví dụ minh họa cho cấu trúc của hệ thống pháp luật.

Pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Phương pháp giải:

- Em quan sát kĩ sơ đồ và nếu những bộ phận cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Nêu được biểu hiện của hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật.

- Nêu được các ví dụ minh họa.   

Trả lời:

1. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm: Ngành Luật, Chế định pháp luật và Quy phạm pháp luật

2. Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện bằng: Văn bản luật, văn bản dưới luật.

3. Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).

Lý thuyết Hệ thống pháp luật Việt Nam

- Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc. định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

- Về cấu trúc: hệ thống pháp luật bao gồm: các ngành luật, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật.

+ Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điểu chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

+ Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật.

+ Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

- Về hình thức: hệ thống pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 76 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Đối mặt”: Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ luật mà em biết...

Câu hỏi trang 78 KTPL 10: Dựa vào sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam, kết hợp với đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:...

Câu hỏi trang 79 KTPL 10: Em hãy đọc các văn bản sau để trả lời câu hỏi:...

Luyện tập 1 trang 80, 81 KTPL 10: Theo em, các nhận định sau đúng hay sai? Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 81 KTPL 10: Em hãy cho biết văn bản nào sau đây thuộc về hệ thống pháp luật Việt Nam...

Luyện tập 3 trang 81 KTPL 10: Em hãy xác định và sắp xếp các văn bản sau đây theo bảng mẫu gợi ý và giải thích lí do...

Luyện tập 4 trang 81, 82 KTPL 10: Em hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp...

Vận dụng 1 trang 82 KTPL 10: Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản...

Vận dụng 2 trang 82 KTPL 10: Em hãy sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó...

Đánh giá

0

0 đánh giá