M đã thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào

1.6 K

Với giải Câu hỏi trang 67, 68 Kinh thế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Câu hỏi trang 67, 68 KTPL 10: Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân

Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:

 Kinh tế 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân | Kết nối tri thức (ảnh 10)

1. M đã thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào?

2. Theo em, việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu chuyện và nêu lên cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của M.

Nêu được ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

Trả lời:

1. M đã quyết tâm làm theo kế hoạch đã đề ra. Ví dụ như khi có một khoản chi đột xuất ngoài dự kiến cần có kế hoạch để bù đắp lại ngày từ việc cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Nếu nhu cầu thực tế thay đổi cần cập nhật và điều chỉnh bản kế hoạch cho phù hợp.

2. Việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra giúp chúng ta có thể hoàn thành được mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả và thành công.

Lý thuyết Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện

- Mục tiêu tài chính là mục tiêu cần hướng tới khi lập kế hoạch tài chính cá nhân. Nó có thể liên quan đến những mong muốn cân đối chi tiêu, tiết kiệm, kiếm tiền tăng thu nhập,...

- Để xác định mục tiêu tài chính, cần đánh giá năng lực tài chính của cá nhân, nhìn nhận những điều cần thiết nhất để đảm bảo cuộc sống, từ đó xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và cân nhắc xem mục tiêu đặt ra có ý nghĩa như thế nào để xem đó là động lực phải thực hiện bằng được.

+ Mục tiêu tài chính cá nhân ngắn hạn: được thực hiện trong thời gian ngắn nên vấn đề tài chính cần giải quyết thường là đảm bảo cân đối thu chi, không chi vượt mức số tiền đang có. Nếu có mục tiêu tiết kiệm trong thời gian ngắn thì thường là số tiền rất nhỏ.

+ Mục tiêu tài chính cá nhân trung hạn, dài hạn: được thực hiện trong thời gian dài hơn nên thường là mong muốn có những khoản tiền lớn hơn thông qua việc tiết kiệm và kiếm thêm.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Xác định mục tiêu tiết kiệm (minh họa)

Bước 2: Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân

- Sau khi xác định mục tiêu tài chính thì việc theo dõi và kiềm soát thu chi là bước đi quan trọng để có căn cứ xác định các định mức cho các khoản chi khi phân bổ tài chính đồng thời kiềm soát được việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đã đề ra.

- Cần ghi chép đầy đủ các khoản thu chi, đặc biệt là các khoản chi, tách được những khoản chi thiết yếu (những thứ em cần) và những khoản không thiết yếu (những thứ em muốn) để theo dõi, kiềm soát mức chi với mức thu nhập cho phép. Nếu chi vượt quá mức, phải nhanh chóng có phương án điều chỉnh đề cân đối.

- Phải kiểm soát việc thực hiện mục tiêu:

+ Không vì mục tiêu tiết kiệm cũng như mục tiêu cân đối thu chi mà cắt giảm những khoản chi tiêu thiết yếu ảnh hưởng đến sức khoẻ và điều kiện học tập.

+ Không vì theo đuổi mục tiêu kiếm tiền tăng thu nhập mà quên mục tiêu quan trọng nhất là phải học tập tốt.

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân

- Để lập kế hoạch tài chính cá nhân đòi hỏi phải có những quy tắc thu chi cá nhân để định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch.

- Đó là các quy tắc: đảm bảo chi tiêu không vượt mức thu cho phép, phân bổ thu nhập cho các khoản chi và có tiết kiệm sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu, tầng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân

- Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch tài chính cá nhân, cần thực hiện đúng các định mức chi tiêu đã đề ra trọng kế hoạch.

- Nếu có những khoản chi đột xuất, cần nhanh chóng tìm cách điều chỉnh. Nếu nhu cầu thực tế hay thu nhập có thay đổi, cần cập nhật và điều chỉnh để bản kế hoạch phù hợp với thực tế.

Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 61 KTPL 10: Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch...

Câu hỏi trang 61, 62 KTPL 10: Em hãy đọc câu chuyện của H để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 62 KTPL 10: Em hãy đọc câu chuyện của M để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 63 KTPL 10: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 63 KTPL 10: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 64 KTPL 10: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H để trả lời câu hỏi...

Câu hỏi trang 64, 65 KTPL 10: Để lập được kế hoạch tài chính cá nhân và thực hiện thành công kế hoạch này, cần thực hiện một số nước cơ bản sau đây...

Câu hỏi trang 65, 66 KTPL 10: Bước 2: Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân...

Câu hỏi trang 67 KTPL 10: Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân...

Luyện tập 1 trang 68 KTPL 10: Em hãy cho biết những ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?...

Luyện tập 2 trang 68 KTPL 10: Em có nhận xét gì về việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của các nhân vật trong những trường hợp sau?...

Luyện tập 3 trang 69 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận các chủ để sau:...

Luyện tập 4 trang 69 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau...

Vận dụng 1 trang 69 KTPL 10: Em hãy viết bài kể về một trường hợp chi tiêu có kế hoạch trong cuộc sống và bài học rút ra cho bản thân...

Vận dụng 2 trang 69 KTPL 10: Giả định em có mục tiêu tài chính tiết kiệm được 200 000 đồng trong một tháng. Hãy lập kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu này và chia sẻ với các bạn...

Đánh giá

0

0 đánh giá