Với giải Luyện tập 1 trang 60 Kinh thế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Dịch vụ tín dụng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Luyện tập 2 trang 60 KTPL 10: Phân biệt các dịch vụ tín dụng
a. Em hãy phân biệt các hình thức cho vay tín chấp, cho vay thế chấp và cho biết khi nào nên vay tín chấp, khi nào nên vay thế chấp.
b. Em hãy nêu điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a.
- Vay tín chấp: Là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay. Hình thức vay này phù hợp với cá nhân với những nhu cầu nhỏ như mua sắm, vui chơi giải trí… Lãi suất khá cao, thời gian vay tối đa là 60 tháng.
- Vay thế chấp: Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng, theo hình thức vay này phải có tài sản đảm bảo mới được vay. Hạn mức vay khá cao lên đến 80% giá trị tài sản cầm cố. Lãi suất phù hợp với khoản vay. Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm theo nhu cầu người vay. Hình thức vay này phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Lưu ý quan trọng khi vay thế chấp là các khoản phí đi kèm như phí trả chậm hay phí trả trước hạn…
b. Phân biệt tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.
Đặc điểm |
Tín dụng ngân hàng |
Tín dụng thương mại |
Khái niệm |
Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay). Trong đó các TCTD chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán. |
Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ. |
Chủ thể |
Phải có ít nhất 01 bên là ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. |
Giữa các doanh nghiệp với nhau |
Đối tượng |
Tiền tệ và hiện vật |
Hàng hóa |
Công cụ |
+ Huy động sổ tiền gởi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gởi...; + Cho vay hợp đồng tín dụng, tín chấp... |
Thương phiếu |
Thời hạn |
Trung hạn và dài hạn |
Ngắn hạn |
Lãi suất |
Cao hơn |
Thấp hơn |
Tính chất tác động |
Gián tiếp |
Trực tiếp |
Tác dụng |
Ngân hàng là chủ thể vừa đi vay (đối với chủ thể dư tiền) và vừa cho vay (đối với chủ thể cần tiền) => NH luôn có nhiều tác dụng ảnh hưởng đến các chủ thể khác, là tác nhân cho dòng tiền lưu chuyển liên tục. |
Là quan hệ giữa các DN với nhau nên thường là có quen biết, thủ tục diễn ra mau lẹ, nhanh gọn. => Mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. |
Hạn chế |
Thủ tục, trình tự phức tạp hơn. |
Giữa các doanh nghiệp nên đòi hỏi chữ tín của nhau nhiều; quy mô vốn của người đi vay phải nhỏ hơn người cho vay |
Đặc điểm |
Tín dụng ngân hàng |
Tín dụng thương mại |
Khái niệm |
Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay). Trong đó các TCTD chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán. |
Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ. |
Chủ thể |
Phải có ít nhất 01 bên là ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. |
Giữa các doanh nghiệp với nhau |
Đối tượng |
Tiền tệ và hiện vật |
Hàng hóa |
Công cụ |
+ Huy động sổ tiền gởi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gởi...; + Cho vay hợp đồng tín dụng, tín chấp... |
Thương phiếu |
Thời hạn |
Trung hạn và dài hạn |
Ngắn hạn |
Lãi suất |
Cao hơn |
Thấp hơn |
Tính chất tác động |
Gián tiếp |
Trực tiếp |
Tác dụng |
Ngân hàng là chủ thể vừa đi vay (đối với chủ thể dư tiền) và vừa cho vay (đối với chủ thể cần tiền) => NH luôn có nhiều tác dụng ảnh hưởng đến các chủ thể khác, là tác nhân cho dòng tiền lưu chuyển liên tục. |
Là quan hệ giữa các DN với nhau nên thường là có quen biết, thủ tục diễn ra mau lẹ, nhanh gọn. => Mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. |
Hạn chế |
Thủ tục, trình tự phức tạp hơn. |
Giữa các doanh nghiệp nên đòi hỏi chữ tín của nhau nhiều; quy mô vốn của người đi vay phải nhỏ hơn người cho vay |
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn được gọi là
A. tín dụng ngân hàng.
B. tín dụng.
C. giao dịch điện tử.
D. giao dịch ngân hàng.
Đáp án đúng là: A
Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.
Câu 2. Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng
A. chi trả một nửa gốc và lại khi đến hạn.
B. chi trả 50% lãi khi đến hạn.
C. hoàn trả toàn bộ tiền gốc.
D. hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.
Đáp án đúng là: D
Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.
Câu 3. Phương án nào sau đây là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Dựa trên cơ sở lòng tin.
B. Không giới hạn thời gian vay.
C. Chỉ cần trả tiền gốc.
D. Không tiềm ẩn rủi ro.
Đáp án đúng là: A
Tín dụng ngân hàng có đặc điểm: dựa trên cơ sở lòng tin, có tính thời hạn, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.
Xem thêm lời giải bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 52 KTPL 10: Em hãy chia sẻ suy nghĩ về việc phải có trách nhiệm khi vay tiền....
Câu hỏi trang 52, 53 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi trang 53 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi trang 53, 54 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi trang 54 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi trang 55 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi trang 55 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi...
Câu hỏi trang 56 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:...
Câu hỏi trang 57 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi...
Câu hỏi trang 58 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi...
Câu hỏi trang 58 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi...
Câu hỏi trang 59 KTPL 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi...