Vở thực hành Công nghệ 7 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giới thiệu về trồng trọt

3.2 K

Với giải Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Công nghệ 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Công nghệ lớp 7 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Câu 1 trang 5 Vở thực hành Công nghệ 7: Quan sát Hình 1.1 (SGK), nêu các vai trò của trồng trọt tương ứng với các ảnh trong hình.

Lời giải:

- Hình 1.1a: Cung cấp lương thực, thực phẩm

- Hình 1.1b: Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi

- Hình 1.1c: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Hình 1.1: Cung cấp các sản phẩm xuất khẩu.

Câu 2 trang 5 Vở thực hành Công nghệ 7: Từ thực tiễn cuộc sống của bản thân và quan sát thế giới xung quanh, em hãy kể thêm các vai trò của trồng trọt.

Lời giải:

Các vai trò của trồng trọt là:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người;

- Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ mĩ nghệ, thủ công nghiệp.

- Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu;

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước giải khát, nhiên liệu sinh học.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;

- Tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa.

Câu 3 trang 5 Vở thực hành Công nghệ 7: Trồng trọt có vai trò như thế nào đối với gia đình và bản thân em?

Lời giải:

Trồng trọt có vai trò đối với gia đình và bản thân em là:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên trong gia đình.

Câu 4 trang 6 Vở thực hành Công nghệ 7: Đọc nội dung mục I.2 (SGK), nêu những lợi thế để phát triển trồng trọt của Việt Nam. Ý nghĩa của các lợi thế đó là gì?

Lời giải:

- Những lợi thế để phát triển trồng trọt của Việt Nam:

+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt quanh năm

+ Phần lớn diện tích của nước ta là đất trồng với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển..

+ Có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt

+ Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.

+ Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt.

- Ý nghĩa của các lợi thế đó là:

Trong tương lai, trồng trọt nước ta sẽ có cơ hội phát triển, cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng cao vị thế của trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Câu 5 trang 6 Vở thực hành Công nghệ 7: Hãy liên hệ với thực tiễn và cho biết địa phương em có những lợi thế và khó khăn gì để phát triển trồng trọt

Lời giải:

* Địa phương em có những lợi thế để phát triển trồng trọt là:

- Truyền thống trồng cây nông nghiệp từ lâu.

- Địa phương quan tâm, hỗ trợ chính sách phát triển nông nghiệp cho người dân.

- Nhiều con em địa phương tham gia học tập về nông nghiệp quay trở lại quê hương làm ăn kinh tế.

- Khí hậu 4 mùa thuận lợi cho trồng cây hoa màu.

* Địa phương em có những khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp là:

- Diện tích chủ yếu là đồi núi gây khó khăn cho việc giao thương.

- Việc ứng dụng công nghệ cao chưa được chú trọng.

Câu 6 trang 6 Vở thực hành Công nghệ 7: Quan sát Hình 1.2 (SGK), nêu tên các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng tương ứng với mỗi ảnh trong hình. Em hãy kể thêm ít nhất 2 loại cây thuộc mỗi nhóm.

Lời giải:

Hình

Nhóm cây trồng

Tên cây

1.2a

Cây lương thực

Cây ngô, cây lúa

1.2b

Cây rau

Cây xu hào, cây bắp cải

1.2c

Cây ăn quả

Cay cam, cây vải

1.2d

Cây công nghiệp

Cây cà phê, cây điều

1.2e

Cây thuốc, cây gia vị

Cây đinh lăng, cây rau mùi

1.2g

Cây hoa, cây cảnh

Cây hoa lan, cây hoa cúc

Câu 7 trang 6 Vở thực hành Công nghệ 7: Hãy kể tên các loại cây trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em và xếp chúng vào nhóm thích hợp theo mục đích sử dụng.

Lời giải:

Các loại cây trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em:

Nhóm cây trồng

Tên cây

Cây lương thực

Cây ngô, cây lúa

Cây rau

Cây xu hào, cây bắp cải

Cây ăn quả

Cay cam, cây vải

Cây công nghiệp

Cây cà phê, cây điều

Cây thuốc, cây gia vị

Cây đinh lăng, cây rau mùi

Cây hoa, cây cảnh

Cây hoa lan, cây hoa cúc

Câu 8 trang 7 Vở thực hành Công nghệ 7: Hoàn thành nội dung trong bảng dưới đây với các loại cây trồng mà em biết

Lời giải:

Loại cây trồng

Bộ phận sử dụng

Mục đích sử dụng

Cây lúa

Hạt

Lương thực, thực phẩm

Cây khoai

Củ

Lương thực, thực phẩm

Cây rau cải

Thân, lá

Lương thực, thực phẩm

Cây bưởi

Quả

Lương thực, thực phẩm

Cây gừng

Củ

Gia vị, chữa bệnh

Câu 9 trang 7 Vở thực hành Công nghệ 7: Đọc nội dung mục III.1 (SGK) kết hợp quan sát Hình 1.3 (SGK), nêu ưu và nhược điểm của phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên

Lời giải:

- Ưu điểm: 

+ Tiến hành đơn giản, dễ thực hiện

+ Có thể thực hiện trên diện tích lớn.

+ Cây có khả năng thích nghi thời tiết, thân thiện môi trường.

- Nhược điểm:

+ Dễ bị tác động bởi sâu, bệnh hại.

+ Các điều kiện bất lợi của thời tiết ( giá rét, hạn hán, bão, lụt..)

+ Khả năng trồng trái vụ thấp

=> Năng suất cây trồng thấp

Câu 10 trang 7 Vở thực hành Công nghệ 7: Kể tên các loại cây trồng đang áp dụng phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên ở gia đình, địa phương em?

Lời giải:

Các loại cây trồng đang áp dụng phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên ở gia đình, địa phương em:

+ Cây ngô

+ Cây lúa

+ Cây khoai

Câu 11 trang 7 Vở thực hành Công nghệ 7: Đọc nội dụng mục III.2, kết hợp quan sát Hình 1.4 (SGK), nêu ưu và nhược điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che.

Lời giải:

- Ưu điểm:

+ Cây ít bị sâu, bệnh

+ Có thể tạo ra năng suất cao

+ Chủ động trong việc chăm sóc.

+ Có thể sản xuất được rau quả trái vụ, an toàn.

- Nhược điểm:

+ Đầu tư lớn

+ Kĩ thuật cao

+ Khả năng thích nghi thời tiết kém

+ Quy mô sản xuất nhỏ

Câu 12 trang 8 Vở thực hành Công nghệ 7: Kể tên các loại cây trồng mà gia đình, địa phương em đang áp dụng phương thức trồng trọt trong nhà có mái che. Lợi ích của phương thức trồng trọt này là gì?

Lời giải:

* Các loại cây trồng mà gia đình, địa phương em đang áp dụng phương thức trồng trọt trong nhà có mái che:

- Cây hoa lan

- Cây rau diếp

- Cây hoa cúc

* Lợi ích của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che là:

- Cây ít bị sâu, bệnh

- Có thể tạo ra năng suất cao

- Chủ động trong việc chăm sóc.

- Có thể sản xuất được rau quả trái vụ, an toàn.

Câu 13 trang 8 Vở thực hành Công nghệ 7Hãy mô tả một mô hình nhà trồng cây đang được áp dụng ở địa phương em hoặc em biết

Lời giải:

Mô tả một mô hình nhà trồng cây đang được áp dụng ở địa phương em:

Mô hình nhà kính liên hoàn:

- Hệ thống mái có thể sử dụng bằng nhựa PE hoặc kính thủy tinh

- Áp dụng được nhiều công nghệ canh tác bán tự động và tự động.

- Thời gian sử dụng phụ thuộc vào vật liệu làm mái.

Câu 14 trang 8 Vở thực hành Công nghệ 7: Kể tên một số loại cây trồng mà gia đình, địa phương em đang áp dụng phương thức trồng trọt kết hợp. Mô tả quy trình trồng trọt loại cây trồng đó.

Lời giải:

* Một số loại cây trồng mà gia đình, địa phương em đang áp dụng phương thức trồng trọt kết hợp là: cây chè, cây lúa.

* Mô tả quy trình trồng trọt cây trên:

+ Cây lúa: Quá trình gieo mạ được tiến hành trong nhà có mái che. Khi mạ mọc dài khoảng 15 – 20 cm thì người dân tiến hành nhổ và đem trồng ngoài ruộng.

+ Cây tre: Quá trình ươm cây được tiến hành trong nhà có mái che. Sau khi đem tròng đại trà được tiến hành trồng ngoài tự nhiên.

Câu 15 trang 8 Vở thực hành Công nghệ 7: Đọc nội dung mục IV (SGK), nêu tóm tắt những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

Lời giải:

Đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:

- Ưu tiên sử dụng giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.

- Thay thế đất trồng bằng giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.

- Lao động có trình độ, quy trình sản xuất khép kín.

Câu 16 trang 9 Vở thực hành Công nghệ 7: Nêu một mô hình trồng trọt công nghệ cao đang được áp dụng ở địa phương em hoặc em biết.

Lời giải:

Mô hình trồng trọt công nghệ cao đang được áp dụng ở địa phương em là: mô hình trồng cây rau thủy canh.

Câu 17 trang 9 Vở thực hành Công nghệ 7: Đọc nội dung mục V (SGK) rồi hoàn thành các yêu cầu trong bảng dưới đây:

Lời giải:

Ngành nghề

Nhiệm vụ chính

Phẩm chất cần có

Kĩ sư trồng trọt

Giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng trọt.

Yêu thiên nhiên, yêu thích công việc chăm sóc cây trồng, thích khám phá quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Kĩ sư bảo vệ thực vật

Nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng

Yêu thiên nhiên, thích nghiên cứu khoa học, thích khám phá quy luật phát sinh, phát triển của côn trùng và các loài sâu, bệnh.

Kĩ sư chọn giống cây trồng

Bảo tồn và phát triển các gióng cây trồng hiện có; nghiên cứu các giống cây trồng mới.

Yêu thích cây trồng, thích nghiên cứu khoa học, cẩn thận, kiên trì và tỉ mỉ.

Câu 18 trang 9 Vở thực hành Công nghệ 7: Điền tên ngành nghề phù hợp với mỗi ảnh trong Hình 1.6 (SGK)

Lời giải:

- Hình 1.6.a: ngành kĩ sư trồng trọt

- Hình 1.6.b: ngành kĩ sư bảo vệ thực vật

- Hình 1.6.c: ngành kĩ sư chọn giống cây trồng

Câu 19 trang 9 Vở thực hành Công nghệ 7: Từ nội dung trong mục V (SGK), kết hợp với quan sát thực tế, em nhận thấy bản thân phù hợp với ngành nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Vì sao?

Lời giải:

- Bản thân em phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt: kĩ sư trồng trọt.

- Lí do: đây là ngành nghề em yêu thích từ nhỏ. Bản thân gia đình xuất phát từ nông nghiệp, em muốn mình có thể làm được điều gì đó cho gia đình, quê hương. Em muốn sau này được học tập, tìm hiểu về nghề để góp phần làm giàu cho quê hương mình đang sinh sống. 

Xem thêm các bài giải VTH Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Bài 2: Làm đất trồng cây

Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sau, bệnh cho cây trồng

Bài 4: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt

Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng

Đánh giá

0

0 đánh giá