SBT Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản | Giải SBT Lịch sử lớp 12

2.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 8: Nhật Bản chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản

Bài 1 trang 40 SBT sử 12:

1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội

A. Mĩ.                  B. Anh.                      

C. Pháp.             D. Liên Xô.

2. Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ - Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Văn kiện về vấn đề Nhật Bản tại hội nghị Pốtxđam (1945).

B. Hiến pháp Nhật Bản (1947).

C. Hiệp ước hoà bình Xan Phranxixcô (1951).

D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951).

3. Cuộc chiến tranh được ví như "ngọn gió thần" thổi vào nền kinh tế Nhật Bản là

A. chiến tranh Trung Quốc (1946 - 1949) và chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).

B. chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). 

C. chiến tranh Trung Quốc (1946 - 1949) và chiến tranh vùng Vịnh (1991).

D. chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh vùng Vịnh (1991).

4. Nhật Bản chính thức gia nhập Liên hợp quốc vào năm

A. 1952.           B. 1955.

C. 1956.           D. 1970.

5. Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới vào:

A. thập kỉ 70 của thế kỉ XX. 

B. đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX.

C. cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.

D. thập kỉ 90 của thế kỉ XX.

6. Nét nổi bật trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản những năm 1952 - 1973 là

A. Không khuyến khích hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế.

B. Mua bằng phát minh, sáng chế, chuyển giao công nghệ.

C. Đầu tư lớn cho công cuộc chinh phục vũ trụ

D. Tập trung nghiên cứu khoa học quân sự

7. Mức chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản theo quy định của Hiến pháp năm 1947 là:

A. Không quá 1% GDP

B. Không quá 2% GDP

C. Không quá 3% GDP

D. Không quá 4% GDP

8. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu với Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có điểm gì nổi bật:

A. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ

B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ

D. Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.

9. Học thuyết đánh dấu sự bắt đầu chú trọng tới châu Á của Nhật Bản trong chính sách đổi ngoại là:

A. học thuyết Phucưđa (1977).

B. học thuyết Kaiphu (1991).

C. học thuyết Miyadaoa (1993).

D. học thuyết Hasimôtô (1997).

10. Điểm giống nhau giữa Nhật bản và bốn "con rồng" kinh tế của Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là:

A. Đều không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào.

B. Đều thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7).

C. Đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách - mở cửa, hội nhập quốc tế.

D. Mức chi phí cho quốc phòng, an ninh chiếm tỉ lệ nhỏ, tập trung phát triển kinh tế.

Trả lời:

Câu 1

Lời giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội Mĩ

Chọn A

Câu 2

Lời giải: Ngày 8/9/1951 ký "Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật", theo đó Nhật Bản chấp nhận đứng dưới "chiếc ô" bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.

Chọn D

Câu 3

Lời giải: Cuộc chiến tranh được ví như "ngọn gió thần" thổi vào nền kinh tế Nhật Bản là chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). 

Chọn B

Câu 4

Lời giải: Năm 1956, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, tham gia Liên Hợp Quốc.

Chọn C

Câu 5

Lời giải: Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.

Chọn C

Câu 6

Lời giải: Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.

Chọn B

Câu 7

Lời giải: Mức chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản theo quy định của Hiến pháp năm 1947 là không quá 1% GDP

Chọn A

Câu 8

Lời giải: Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ là điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu với Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Chọn A

Câu 9

Lời giải: “Học thuyết Phu-cư-đa” (1977) và “Học thuyết Kai-phu” (1991) chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Chọn A

Câu 10

Lời giải: Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn "con rồng" kinh tế của Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là: Đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách - mở cửa, hội nhập quốc tế

Chọn C

Bài 2 trang 42 SBT sử 12:

Hãy ghép các nội dung ở cột giữa với nguyên nhân hoặc thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 cho phù hợp.

 

 

 

 

 

1. Nguyên nhân

a) Trong những năm 1960 - 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản đạt 10,8%.

b) Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

c) Nhà nước lãnh đạo và quản lí có hiệu quả.

d) Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

e) Người dân Nhật Bản có truyền thống lao động tốt, nhiều khả năng sáng tạo, tay nghề cao và tiết kiệm.

g) Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho sản xuất.

h) Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thể giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).

i) Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

k) Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

 

 

 

 

 

2. Thành tựu

Trả lời:

1- b, c, e, g, i, k;

2- a, d, h.

Bài 3 trang 43 SBT sử 12:

Hãy ghép thời gian với nội dung sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây cho phù hợp

Thời gian

Nội dung sự kiện lịch sử

1. Từ năm 1945 đến năm 1952,

2. Năm 1947,

3. Từ năm 1950 đến năm 1951,

4. Năm 1956,

5. Từ năm 1963 đến năm 1970,

6. Năm 1973,

a) Hiến pháp mới được ban hành sau Chiến tranh thế giới thứ hai có hiệu lực.

b) kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì".

c) lực lượng Đồng minh (Mĩ) chiếm đóng Nhật Bản.

d) Nhật Bản khôi phục nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh.

e) Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên xô.

g) Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Trả lời:

1. c

2. a

3. d

4. e

5. b

Bài 4 trang 43 SBT sử 12:

Hoàn thành bảng hệ thống các giai đoạn phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Các giai đoạn

Kinh tế

Khoa học - kĩ thuật

1945- 1952

 

 

1952- 1973

 

 

1973- 1991

 

 

1991-2000

 

 

Trả lời:

Các     giai   đoạn

Kinh tế

Khoa học - kĩ thuật

 

 

 

1945- 1952

SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:

- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn "Dai-bát-xư".

- Cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân.

- Dân chủ hóa lao động.

- Từ năm 1950 – 1951: Nhật khôi phục kinh tế. Kinh tế đạt mức trước chiến tranh.

 

 

 

1952- 1973

- 1952 - 1960: phát triển nhanh.

- 1960 - 1973 phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ (tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỷ USD).

- Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.

- Rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế

- Phát triển khoa học - công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây đường hầm dưới biển dài 53,8 km nối Honsu và Hokaido, cầu đường bộ dài 9,4 km…)

 

 

1973- 1991

- Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật lâm vào những cuộc khủng hoảng và suy thoái ngắn.

- Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.

 

 

1991-2000

Vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GNP là 4746 tỷ USD, GDP bình quân là  37408 USD).

Phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo, hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

 
Bài 5 trang 44 SBT sử 12:

Hãy trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Trả lời:

* Giai đoạn 1945 - 1952: 

- Liên minh chặt chẽ với Mỹ, ký Hiệp ước hòa bình Xan Pharanxicô (9-1951), chấm dứt việc chiếm đóng của đồng minh Mỹ.

- Ngày 8/9/1951 ký Hiệp Ước An ninh Mỹ - Nhật: chấp nhận Mỹ bảo hộ, cho Mỹ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.

* Giai đoạn 1952 - 1973:

- Liên minh chặt chẽ với Mỹ, đứng về phía Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

- Năm 1956, bình thường hóa với Liên xô, tham gia Liên Hiệp Quốc.

* Giai đoạn 1973 - 1991:

- “Học thuyết Phu-cư-đa” (1977) và “Học thuyết Kai-phu” (1991) chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

- Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 21/9/1973.

* Giai đoạn 1991 – 2000:

- Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật.

- Học thuyết “Mi-y-da-oa” và “Ha-si-mô-tô” coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt với Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Bài 6 trang 45 SBT sử 12:

Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của nhân tố Mĩ trong sự phát triển của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

- Ngày 8/9/1951, Nhật kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, chấp nhận đặt Nhật Bản dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để quân đội Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật.

- “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật” đã gia hạn hai lần vào năm 1960 và năm 1970, sau đó được kéo dài vô thời hạn.

- Với hiệp ước này, đã hình thành một “liên minh Mĩ - Nhật” nhằm chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở vùng Viễn Đông. Nhật Bản trở thành một “căn cứ chiến lược” của Mĩ trong âm mưu thực hiện “chiến lược toàn cầu”.

=> Dưới “chiếc ô”  bảo hộ của Mĩ, Nhật Bản không tốn chi phí cho quốc phòng => Có điều kiện tập trung phát triển kinh tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá