Vở thực hành Địa lí 7 Bài 9 (Kết nối tri thức): Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

4.2 K

Với giải vở thực hành Địa lí 7 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Địa lí lớp 7 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

Giải VTH Địa lí 7 trang 28 Hoạt động hình thành kiến thức mới

Câu 1 trang 28 vở thực hành Địa lí 7Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 1 trang 127,128 SGK, hãy cho biết:

- Châu Phi tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục nào?

- Hình dạng của châu Phi:

- Kích thước của châu Phi:

Lời giải:

- Châu Phi tiếp giáp với: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.

- Hình dạng của châu Phi: châu Phi có dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển, các bán đảo lớn.

- Kích thước: châu Phi có diện tích khoảng 30,3 triệu km2, là châu lục lớn thứ ba thế giới sau châu Á, châu Mỹ.

Câu 2 trang 28 vở thực hành Địa lí 7: Trình bày đặc điểm địa hình châu Phi.

Lời giải:

- Đặc điểm địa hình châu Phi: khá đơn giản

+ Là một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình 750m, chủ yếu là sơn nguyên và bồn địa thấp.

+ Phía đông: nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp

+ Có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

Câu 3 trang 28 vở thực hành Địa lí 7: So sánh đặc điểm địa hình phần phía đông và phần phía tây của lục địa Phi.

Lời giải:

- Địa hình ở khu vực phía đông lục địa Phi: chủ yếu là các sơn nguyên, thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp

Địa hình ở khu vực phía tây lục địa Phi: chủ yếu là đồng bằng, sa mạc

Câu 4 trang 29 vở thực hành Địa lí 7: Hoàn thành bảng sau:

PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ LOẠI KHOÁNG SẢN Ở CHÂU PHI

Tên khoáng sản

Vùng phân bố

Dầu mỏ, khí đốt

 

Vàng

 

Kim cương

 

Bô-xít

 

Đồng

 

Lời giải:

PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ LOẠI KHOÁNG SẢN Ở CHÂU PHI

Tên khoáng sản

Vùng phân bố

Dầu mỏ, khí đốt

- Phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Phi

Vàng

- Phân bố chủ yếu ở khu vực: ven biển vịnh Ghi-nê

Kim cương

- Phân bố chủ yếu ở khu vực: ven biển vịnh Ghi-nê và Nam Phi

Bô-xít

- Phân bố chủ yếu ở khu vực: ven biển vịnh Ghi-nê

Đồng

- Phân bố chủ yếu ở khu vực: Nam Phi

Câu 5 trang 29 vở thực hành Địa lí 7: Điển chữ Đ vào ô trống trước câu đúng, chữ S vào ô trống trước câu sai.

□ a) Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới.

□ b) Nhiệt độ trung bình năm ở phần lớn lãnh thổ là dưới 20°C.

□ c) Các đới khí hậu phân hóa gần như đối xứng qua Xích đạo.

□ d) Đại bộ phận châu Phi có lượng mưa tương đối lớn.

Lời giải:

[ Đ ] a) Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới.

[ S ] b) Nhiệt độ trung bình năm ở phần lớn lãnh thổ là dưới 20°C.

[ Đ ] c) Các đới khí hậu phân hóa gần như đối xứng qua Xích đạo.

[ S ] d) Đại bộ phận châu Phi có lượng mưa tương đối lớn.

Câu 6 trang 29 vở thực hành Địa lí 7: Hoàn thành bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỚI KHÍ HẬU CHÂU PHI

Đới khí hậu

Đặc điểm

Xích đạo

 

Cận xích đạo

 

Nhiệt đới

 

Cận nhiệt

 

Lời giải:

ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỚI KHÍ HẬU CHÂU PHI

Đới khí hậu

Đặc điểm

Xích đạo

Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

Cận xích đạo

Chịu tác động gió mùa, một mùa nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa khô, mát.

Nhiệt đới

Ở Bắc Phi mang tính chất lục địa, rất khô và nóng; ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.

Cận nhiệt

- Mùa đông ấm, ẩm ướt, mưa nhiều; mùa hạ khô, trời trong sáng.

Câu 7 trang 30 vở thực hành Địa lí 7: Nêu hai đặc điểm của mạng lưới sông ở châu Phi.

Lời giải:

- Hai đặc điểm của mạng lưới sông ở châu Phi:

+ Phân bố không đều,tùy thuộc vào lượng mưa.

+ Các sông có nhiều thác ghềnh.

Câu 8 trang 30 vở thực hành Địa lí 7: Kể tên: ba sông lớn, ba hồ lớn ở châu Phi

- Sông:

- Hồ:

Lời giải:

- Sông: sông Nin, sông Công-gô; sông Xê-nê-gan

- Hồ: hồ Vích-to-ri-a; hồ Sát; hồ Tuốc-ca-na

Câu 9 trang 30 vở thực hành Địa lí 7: Kể tên các môi trường tự nhiên ở châu Phi. Nêu đặc điểm phân bố của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

Lời giải:

- Các môi trường tự nhiên ở châu Phi:

Môi trường Xích đạo

+ Hai môi trường nhiệt đới

+ Hai môi trường hoang mạc

+ Hai môi trường cận nhiệt

- Đặc điểm phân bố của các môi trường tự nhiên:

Môi trường Xích đạo gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

+ Hai môi trường nhiệt đới có phạm vi gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.

+ Hai môi trường hoang mạc gồm: hoang mạc Xa-ha-ra ở phía Bắc và hoang mạc ca-la-ha-ri, Na-mip ở phía Nam.

+ Hai môi trường cận nhiệt ở phần cực bắc và cực nam châu Phi.

Câu 10 trang 30 vở thực hành Địa lí 7: Nêu vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi.

Lời giải:

- Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên

+ Suy giảm tài nguyên rừng: tốc độ khai thác quá nhanh lại không có biện pháp khôi phục diện tích đã khai thác, khiến diện tích rừng giảm => hậu quả: hoang mạc hóa nhanh, nguồn nước bị suy giảm,…

+ Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác làm suy giả số lượng động vật hoang dã, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Giải VTH Địa lí 7 trang 31 Hoạt động luyện tập và vận dụng

Câu 1 trang 31 vở thực hành Địa lí 7: Hoàn thành bảng sau:

Môi trường

Phạm vi

Khí hậu

Thực vật

Động vật

Xích đạo

 

 

 

 

Nhiệt đới

 

 

 

 

Hoang mạc

 

 

 

 

Cận nhiệt

 

 

 

 

Lời giải:

Môi trường

Phạm vi

Khí hậu

Thực vật

Động vật

Xích đạo

Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

Khí hậu nóng và ẩm điều hoà

Rừng rậm xanh quanh năm

Đa dạng, phong phú

Nhiệt đới

Có phạm vi gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.

Phân hóa ra hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt

Rừng thưa, xa van cây bụi.

Động vật văn cỏ và động vật ăn thịt

Hoang mạc

Hoang mạc Xa-ha-ra ở phía Bắc và hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-mip ở phía Nam.

Khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn

Hệ thực vật nghèo nàn

Hệ động vật nghèo nàn

Cận nhiệt

Phần cực bắc và cực nam châu Phi.

Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô

Rừng và bụi cây lá cứng

Tương đối đa dạng, phong phú

Câu 2 trang 31 vở thực hành Địa lí 7: Sưu tầm thông tin, hình ảnh để viết bài giới thiệu về một loài thực vật/ động vật địa phương độc đáo của châu Phi.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu về cây Bao báp

- Tại bất cứ đâu trên mảnh đất Châu Phi, trên những con đường cuộn đỏ bụi đất, trong các làng mạc, trong những khu rừng rộng lớn hay hoang mạc xa xôi không một bóng người, cũng đều có những cây bao báp với những tấm thân chắc nịch, vươn thẳng lên bầu trời không một gợn mây. Những cây bao báp đã trở thành biểu tượng cho sự vươn lên không ngừng của mảnh đất Châu Phi 

- Cây bao báp mọc lên từ hạt. Những hạt cây rơi xuống đất, tự tìm cách sống cho riêng mình. Khi mưa đến, hạt bao báp nẩy mầm, vươn lên thành những cây con. Qua mùa khô cằn khắc nghiệt, những cây sống được cứ vươn lên cao mãi, vững chắc với chiếc rễ cắm sâu trong lòng đất. Bao báp thuộc hoa Gạo, là loài cây trữ nước giúp nó tồn tại giữa sa mạc khô cằn. Mỗi cây bao báp có chiều cao trung bình đến 25 m, chiều ngang đến chục vòng tay ôm và dung tích trữ nước tới 120.000 lít nước. Cây có tuổi đời sống đến hàng trăm năm nhưng do gỗ của chúng không sinh ra các vòng tăng trưởng nên khó kiểm chứng.

- Cây bao báp là hình ảnh của Châu Phi và nó có ảnh hưởng đến đời sống người dân của châu lục này. Vỏ cây có thể dùng để bện thành dây thừng. Lá và quả cây được dùng làm thức ăn. Thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi. Lá cây được người Nigeria gọi là kuka, được dùng nấu xúp. Những thân cây mục ruỗng còn được sửa sang thành những ngôi nhà thiên nhiên đặc biệt.

Đánh giá

0

0 đánh giá