Giải Địa Lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

1.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam lớp 8.

Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời Câu hỏi Mục 1 Trang 96 SGK Địa lí 8: Em hãy tìm trên hình 26.1 (SGK trang 97) một số mỏ khoáng sản lớn nêu trên.

Trả lời

Hình 26.1 (SGK): Sự phân bố các mỏ khoáng sản:

- Than: tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh, ngoài ra ở Cà Mau, Quảng Nam.

- Dầu khí: ở thềm lục địa phía Nam.

- Apatit: Lào Cai.

- Sắt: Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh (Thạch Khê).

- Crôm: Thanh Hóa.

- Đồng: Sơn La, Lào Cai.

- Thiếc: Nghệ An, Tuyên Quang, Cao Bằng.

- Bô xit: các tỉnh Tây Nguyên (Đăc Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắc Nông..)

Trả lời Câu hỏi Mục 2 Trang 97 SGK Địa lí 8: Em hãy tìm trên hình 26.1 các mỏ chính ở nước ta được nêu trong bảng 26.1.

Trả lời

Giải Địa Lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam (ảnh 1)

Hướng dẫn:

- Bước 1: Dựa vào bảng 26.1, xác định các mỏ chính ở nước ta.

- Bước 2: Đọc bảng chú giải trong hình 26.1 để biết được kí hiệu từng mỏ khoáng sản. Sau đó, lần lượt xác định vị trí từng mỏ chính (Có thể dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam để xác định các tỉnh).

Câu hỏi và bài tập (trang 98 SGK Địa lí 8)

Câu 1 trang 98 SGK Địa lí 8: Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.

Trả lời

Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú, đa dạng:
- Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

- Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

+ Than: tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh (than antraxit) với trữ lượng hơn 10 tỉ tấn, chất lượng than vào loại tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra than còn có ở Cà Mau, Quảng Nam.

+ Dầu khí: ở thềm lục địa phía Nam với 8 bể trầm tích, có giá trị lớn.

+ Apatit: Lào Cai.

+ Sắt: Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh (Thạch Khê).

+ Crôm: Thanh Hóa.

+ Đồng: Sơn La, Lào Cai.

+ Thiếc: Nghệ An, Tuyên Quang, Cao Bằng.

+ Bô xit: các tỉnh Tây Nguyên (Đăc Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắc Nông..) với trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn.

Câu 2 trang 98 SGK Địa lí 8: Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta.

Trả lời

Nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản nước ta:

-  Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý...)

- Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.

- Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

Lý thuyết bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng.

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta

a) Giai đoạn Tiền Cambri

Các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quý,... phân bố tại các nền cổ, đã bị biến chất mạnh.

b) Giai đoạn Cổ kiến tạo

Sản sinh rất nhiều loại khoáng sản và phân bố trên khắp lãnh thổ nước ta.

c) Giai đoạn Tân kiến tạo

Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn tập trung ở các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa và dưới đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long..., các mỏ bôxit (quặng nhôm) ở Tây Nguyên.

3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

a. Thực trạng

- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi.

- Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.

- Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường.

b. Biện pháp bảo vệ

 - Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

 - Cần thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Nhà nước.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá