Giải Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

10.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lớp 8.

Giải bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 58 SGK Địa lí 8: Quan sát hình 17.1, cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đồng Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam?
Giải Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (ảnh 1)
 
 
Trả lời
- Năm nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.

- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 59 SGK Địa lí 8: Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

Trả lời

Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:

- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam Á đều tiếp giáp biển ⟹ thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.

- Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.

- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.

Câu hỏi và bài tập (Trang 61 SGK Địa lí 8)

Câu 1 Trang 61 SGK Địa lí 8:  Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?
Trả lời

Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như như sau:

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

Câu 2 Trang 61 SGK Địa lí 8: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN.

Trả lời 

* Lợi thế:

- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

+  Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.

- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng....

- Dự án phát triển hành lang Đông – Tây  góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

* Khó khăn:

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

Câu 3 trang 61 SGK Địa lí 8: Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo số liệu dưới đây:
Giải Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (ảnh 2)
Trả lời
Giải Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (ảnh 3)

Nhận xét: GDP/người chênh lệch lớn giữa các quốc gia.

+ Nước có GDP/người lớn nhất là Xin-ga-po (2 0740 USD/người), gấp nước có bình quân GDP/người thấp nhất là Cam-pu-chia (280 USD/người) tới 74 lần.

+ Sau Xin-ga-po là Bru-nây (12 300 GDP/người), Ma-lai-xi-a (3 680 USD/người), Thái Lan (1 870 USD/người)

+ Các nước còn lại có GDP/người < 1 000 USD là: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-lip-pin, Việt Nam.

Câu 4 trang 61 SGK Địa lí 8: Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.
Trả lời

Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á:

+ Khi tham gia gia tăng tốc độ mậu dịch.

+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia dự án hành lang đông - tây xóa đói giảm nghèo.

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin, văn hóa,…

Lý thuyết Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN

- Thành lập ngày 8/8/1967 với 5 nước thành viên ban đầu gồm: Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.

- Liên tục kết nạp thêm các nước, hiện có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Ti-mo).

- Các mục tiêu phát triển thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử, thay đổi từ liên kết quân sự sang hợp tác về kinh tế, văn hóa xã hội.

- Mục tiêu chung xây dựng 1 cộng đồng đoàn kết, hợp tác vì 1 ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển.

- Nguyên tắc hoạt động:

+) Tự nguyện

+) Tôn trọng chủ quyền của nhau

+) Hợp tác ngày càng toàn diện

2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội

- Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên, văn hóa xã hội để hợp tác phát triển kinh tế.

- Năm 1989, ba nước Malaysia, Singapore và Indonesia đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-giô-ri.

=> đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.

- Những biểu hiện khác của sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á:

+ Nước phát triển giúp đỡ nước kém phát triển.

+ Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

+ Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ giữa các nước.

+ Phối hợp khai thác và bảo vệ sông Mê Công.

- Sự nỗ lực phát triển kinh tế của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác là các nước trong khu vực đã tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế.

3. Việt Nam trong ASEAN

- Tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

- Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của ASEAN.

- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam đón nhận được nhiều cơ hội phát triển song cũng đối mặt với không ít thách thức do sự chênh lệch về trình độ phát triển, sự khác biệt về thể chế chính trị và văn hóa.

 

Đánh giá

3

2 đánh giá

1
1
l

l

2024-10-20 20:50:37
hay