TOP 30 Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư

Đề bài: Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Dàn ý Viết đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư

Mở đoạn: Giới thiệu về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư (ngắn gọn, hàm súc).

Thân đoạn:

- Phân tích thể thơ Hai-cư: thể thơ Hai-cư chỉ bao gồm 3 dòng với năm đến bay âm tiết tuy ngắn gọn nhưng lại vô cùng cô đọng, hàm súc, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Thể thơ tập trung ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, của cảnh vật tuy đơn giản nhưng lại dễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đến người đọc.

- Điều thú vị ở thể thơ Hai-cư là nhìn có vẻ dễ làm, chủ đề cũng đơn giản nhưng lúc bắt tay vào làm thơ lại đòi hỏi tài năng của tác giả vô cùng cao. Chỉ những người có ngôn từ cô đọng, khả năng truyền tải tuyệt vời cùng kinh nghiệm văn chương dày dặn mới có thể tạo nên được bài thơ Hai-cư đặc sắc.

Kết đoạn: Khái quát lại vẻ đẹp của thể thơ Hai-cư.

Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư - Mẫu 1

     Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là bốn mùa của thiên nhiên và tính tương quan giữa hai ý tưởng. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không thì không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Đây chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của bài thơ hai-cư.

TOP 30 Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư (ảnh 1)

Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư - Mẫu 2

Thơ Hai-cư là một thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản, được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới. Một trong những điểm thú vị của thơ Hai-cư chính là ở sự cô đọng, ý tại ngôn ngoại. Tác giả đã hạn chế tối đa về mặt chữ, mỗi bài thơ chỉ gồm ba câu, mỗi câu từ hai đến năm tiếng. Tuy ngôn ngữ ít ỏi là vậy nhưng bài thơ lại chứa đựng những lớp nghĩa sâu xa, thể hiện những tư tưởng nhân văn sâu sắc về con người và cuộc đời. Để khám phá những khoảng trống trong bài thơ, bạn đọc cần liên kết những hình ảnh vốn dĩ tách rời, tìm ra mối liên hệ giữa chúng và lý giải nó. Chính vì sự cô đọng nên mỗi từ ngữ trong thơ hai-cư đều mang theo những ý nghĩa thẩm mĩ độc đáo. Sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc, suy tưởng.

Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư - Mẫu 3

Thơ hai-cư là một thể loại thơ khá phổ biến ở Nhật Bản. Nếu ở Việt Nam, làm thơ cần phải có vần thì các bài thơ hai-cư của Nhật Bản lại hoàn toàn không cần điều đó. Các bài thơ hai-cư khá ngắn, nhưng lại có tính cô đọng, hàm súc cao, thường hướng về thiên nhiên bốn mùa và nội tâm cá nhân để phản ánh. Trong một bài thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến các hình ảnh đặc trưng của mỗi mùa như hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Mặc dù số lượng âm tiết ít ỏi nhưng vẫn biểu đạt được sự tương quan giữa con người và thiên nhiên. Một bài thơ hai-cư hay phải thể hiện được khoảnh khắc độc sáng của nhà thơ trong việc nắm bắt cuộc đời, quan sát tinh nhạy, biết cảm nghiệm đời sống đầy đủ. Và đó chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của các bài thơ hai-cư.

Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư - Mẫu 4

Điều em cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư chính là tính hàm súc. Trong văn học Nhật Bản, thơ hai-cư là thể thơ truyền thống đóng vai trò quan trọng. Thơ hai-cư cũng được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới. Số từ trong bài rất hạn chế, ý ở ngoài lời. Một bài thơ tuy chỉ có ba dòng, nhưng vẫn gợi ra được chiều sâu về mặt cảm xúc. Trong thơ hai-cư luôn có những khoảng trống buộc người đọc phải liên kết những hình ảnh vốn đã rời rạc để khám phá và giải mã chúng dưới góc nhìn cá nhân. Chính vì thế, mỗi từ trong thơ hai-cư đều ẩn chứa những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Sức lôi cuốn của thể loại này nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi lên được những suy tưởng, cảm xúc.

TOP 30 Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư (ảnh 2)

Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư - Mẫu 5

Thơ hai-cư khởi nguồn từ đất nước mặt trời mọc và trở thành thể thơ truyền thống của thơ ca Nhật Bản. Điều khiến cho thơ hai-cư trở nên đặc biệt và độc đáo so với các thể thơ khác trên thế giới chính là ở số câu, số chữ trong một bài thơ. Bài thơ Hai-cư trong tiếng Nhật chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có 5 tiếng; dòng 2 có bảy tiếng). Mặc dù tác giả rất hạn chế về số từ nhưng vẫn gợi ra được chiều sâu về mặt cảm xúc và ý nghĩa cho bài thơ. Chính vì vậy, thơ hai-cư được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thế giới thơ ca. Mỗi từ trong thơ hai-cư đều là một sự chắt chiu, chọn lọc tinh tế của tác giả nhằm thể hiện một sự "bừng ngộ" hay triết lí về cuộc sống.

Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư - Mẫu 6

Trên thế giới có rất nhiều thể loại văn học nổi tiếng thu hút sự quan tâm của nhiều trái tim yêu thơ ca, văn học. Một trong số đó ta không thể không nhắc đến thể thơ Hai-cư của Nhật Bản với điều thú vị nằm ở tính ngắn gọn, hàm súc. Thể thơ Hai-cư chỉ bao gồm 3 dòng với năm đến bay âm tiết tuy ngắn gọn nhưng lại vô cùng cô đọng, hàm súc, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Thể thơ tập trung ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, của cảnh vật tuy đơn giản nhưng lại dễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đến người đọc. Điều thú vị ở thể thơ Hai-cư là nhìn có vẻ dễ làm, chủ đề cũng đơn giản nhưng lúc bắt tay vào làm thơ lại đòi hỏi tài năng của tác giả vô cùng cao. Chỉ những người có ngôn từ cô đọng, khả năng truyền tải tuyệt vời cùng kinh nghiệm văn chương dày dặn mới có thể tạo nên được bài thơ Hai-cư đặc sắc. Thể thơ Hai-cư nói riêng và văn học thế giới nói chung đã góp phần bồi đắp và nuôi dưỡng nên tâm hồn của bao thế hệ con người trên thế giới, làm cho chúng ta càng ngày hoàn thiện và xã hội phát triển văn minh, thịnh vượng hơn.

Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư - Mẫu 7

Từ việc đọc ba bài thơ hai-cư, điều em cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư chính là hình ảnh thơ trong sáng, giàu sự suy tưởng. Hình ảnh thơ thường gắn liền với hình ảnh thiên nhiên như cành khô, cánh quạ, chiều thu, hoa triêu nhan, dây gàu, con ốc nhỏ, núi Phu-gi,.. Những hình ảnh ấy vừa gần gũi, quen thuộc với con người, lại vừa có khả năng biểu đạt những rung cảm của con người trước thiên nhiên. Hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng. Thay vì miêu tả và diễn giải, mỗi hình ảnh thơ đều khơi gợi lên một triết lí về cuộc sống. Đó có thể là sự cô đơn, nhỏ bé giữa một không gian trống trải, tĩnh lặng. Cũng có thể là triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên. Hay sâu xa hơn là hành trình nỗ lực, phấn đấu của con người để chinh phục ước mơ.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 46 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy....

Câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian...

Câu 3 trang 46 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?...

Câu 4 trang 46 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này...

Câu 5 trang 46 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?...

Câu 6 trang 46 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra...

Câu 7 trang 46 SGK Ngữ văn 10 Tập 1: Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?...

Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 10 trang 37 Tập 1

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Soạn bài Thu hứng

Soạn bài Mùa xuân chín

Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Đánh giá

0

0 đánh giá