Chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều Bài 4: Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs

4.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Bài 4: Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Bài 4:Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs

Mở đầu trang 28 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Hình 4.1 dưới đây mô tả trật tự sắp xếp của các phân tử nước ở ba thể: rắn, lỏng và khí. Em hãy cho biết mức độ “mất trật tự” của hệ tăng hay giảm theo chiều từ nước đá tới hơi nước.

Hình 4.1 dưới đây mô tả trật tự sắp xếp của các phân tử nước ở ba thể

Lời giải:

Mức độ “mất trật tự” của hệ tăng theo chiều từ nước đá tới hơi nước.

I. Entropy

Câu hỏi 1 trang 29 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Khi đun nóng chảy tinh thể NaCl, độ mất trật tự của các ion tăng hay giảm? Tại sao?

Lời giải:

Khi đun nóng chảy tinh thể NaCl, độ mất trật tự của các ion tăng vì muối ăn đã chuyển từ trạng thái tinh thể sang trạng thái lỏng.

Câu hỏi 2 trang 29 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Tính biến thiên entropy chuẩn cho phản ứng đốt cháy 1 mol CH3OH(l) bằng O2(g), thu được CO2(g) và H2O(g)

Lời giải:

CH3OH(l) + 32O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g)

rS2980 = S2980(CO2(g)) + 2. S2980(H2O(g)) - S2980(CH3OH(l)) - 32.S2980(O2(g))

rS2980 = 213,8 + 2.188,7 – 126,8 - 32.205,2 = 156,6 J K-1

Luyện tập 1 trang 29 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Tính ΔrS2980 của các phản ứng sau:

a) 2Ca(s) + O2(g) → 2CaO(s)

b) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g)

c) NH3(g) + HCl(g) → NH4Cl(s)

Lời giải:

a) ΔrS2980 = 2. S2980( CaO(s)) - 2.S2980(Ca(s)) - S2980(O2(g))

ΔrS2980 = 2.38,1 – 2.41,6 – 205,2 = -212,2 J K-1

b) ΔrS2980 = S2980(CO2(g)) + 2. S2980(H2O(g)) - S2980(CH4(g)) - 2. S2980(O2(g))

ΔrS2980 = 213,8 + 2.188,7 – 186,3 – 2. 205,2 = -5,5 J K-1

c) ΔrS2980 = S2980( NH4Cl(s)) - S2980(NH3(g)) - S2980(HCl(g))

ΔrS2980 = 94,6 – 192,8 – 186,9 = -285,1 J K-1

Luyện tập 2 trang 29 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Tại sao ΔS2980 của quá trình (1) lại dương?

Lời giải:

Độ “mất trật tự” của phân tử hơi nước là lớn hơn các phân tử nước lỏng

⇒ Entropy của hơn nước (H2O(g)) lớn hơn entropy của nước lỏng (H2O(l))

⇒ ΔS2980 của quá trình (1) dương.

II. Biến thiên năng lượng tự do Gibbs và khả năng xảy ra của phản ứng hóa học

Luyện tập 3 trang 30 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Tính ΔrG2980 của các phản ứng sau và cho biết ở điều kiện chuẩn các phản ứng có tự xảy ra hay không.

a) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)

ΔrH2980 = -184,6 kJ

b) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l)

ΔrH2980 = -890,3 kJ

c) 2Na(s) + O2(g) → Na2O2(s)

ΔrH2980 = -510,9 kJ

Lời giải:

a) ΔrS2980 = 2. S2980(HCl(g)) - S2980(H2(g)) - S2980(Cl2(g))

ΔrS2980 = 2.186,9 – 130,7 – 223,1 = 20 J K-1

ΔrGT0 = ΔrHT0 - T. ΔrST0

Ở điều kiện chuẩn T = 298 K

Ta có: ΔrG2980 = ΔrH2980 - 298. ΔrS2980 = -184,6.103 – 298.20 = -190560 J < 0

Vậy ở điều kiện chuẩn phản ứng này tự xảy ra

b) ΔrS2980 = S2980(CO2(g)) + 2.S2980(H2O(g)) - S2980(CH4(g)) - 2. S2980(O2(g))

ΔrS2980 = 213,8 + 2.188,7 – 186,3 – 2. 205,2 = -5,5 J K-1

Ở điều kiện chuẩn T = 298 K

Ta có: ΔrG2980 = ΔrH2980 - 298. ΔrS2980 = -890,3.103 – 298.(-5,5) = -888661 J < 0

Vậy ở điều kiện chuẩn phản ứng này tự xảy ra

c) ΔrS2980 = S2980(Na2O2(s)) - 2. S2980(Na(s)) - S2980(O2(g))

ΔrS2980 = 95,0 – 2.51,3 – 205,2 = -212,8 J K-1

Ở điều kiện chuẩn T = 298 K

Ta có: ΔrG2980 = ΔrH2980 - 298. ΔrS2980 = -510,9.103 – 298.(-212,8) = -447485,6 J < 0

Vậy ở điều kiện chuẩn phản ứng này tự xảy ra

Vận dụng 1 trang 31 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Từ giá trị ΔrGT0 của phản ứng (2) ở nhiệt độ 298 K và 203 K, hãy cho biết ở nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn thì phản ứng diễn ra thuận lợi hơn?

Lời giải:

Trong phản ứng (2), ΔrG2730 = - 79 050 J có giá trị âm hơn ΔrG2980 = -75 300 J vì thế ở nhiệt độ thấp hơn thì phản ứng diễn ra thuận lợi hơn

Vận dụng 2 trang 31 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Phản ứng (3) trong thực tế còn gọi là phản ứng gì?

Lời giải:

Phản ứng (3) trong thực tế còn gọi là phản ứng nung vôi.

Vận dụng 3 trang 31 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Mặc dù phản ứng (3) có thể xảy ra ở nhiệt độ 848oC, nhưng trong thực tế người ta thường nung nóng CaCO3 tới nhiệt độ 1 000oC. Giải thích vì sao?

Lời giải:

Mặc dù phản ứng (3) có thể xảy ra ở nhiệt độ 848oC, nhưng trong thực tế người ta thường nung nóng CaCO3 tới nhiệt độ 1 000oC vì ở nhiệt độ khoảng 1 000oC thì phản ứng xảy ra mãnh liệt và ào ạt làm tăng năng suất sản xuất vôi sống từ đá vôi.

Bài tập (trang 32, 33)

Bài tập 1 trang 32 Chuyên đề học tập hóa học 10: Thả một vài tinh thể patassium dichromate K2Cr2O7 màu cam đỏ vào nước (Hình 4.3). Entropy của quá trình hòa tan này tăng hay giảm? Giải thích.

Thả một vài tinh thể patassium dichromate K2Cr2O7 màu cam đỏ vào nước (Hình 4.3)

Lời giải:

Thả một vài tinh thể patassium dichromate K2Cr2O7 màu cam đỏ vào nước, tinh thể patassium dichromate K2Cr2Otan trong nước ⇒ Độ mất trật tự của các ion trong tinh thể tăng ⇒ Entropy của quá trình hòa tan này tăng.

Bài tập 2 trang 32 Chuyên đề học tập hóa học 10: Hãy đánh giá khả năng tự xảy ra của phản ứng sau ở nhiệt độ chuẩn:

2Al(s) + 3H2O(l) → Al2O3(s) + 3H2(g)

Biết rằng: ΔrH2980 = - 818,3 kJ, ΔrS2980 được tính theo số liệu cho trong Phụ lục 1. Từ kết quả này hãy đưa ra một số lí do giải thích cho việc vì sao các đồ vật bằng nhôm được sử dụng rất phổ biến.

Lời giải:

ΔrS2980 = S2980(Al2O3(s)) + 3. S2980(H2(g)) - 2. S2980(Al(s)) - 3. S2980(H2O(l))

ΔrS2980 = 50,9 + 3.130,7 – 2.28,3 – 3.70,0 = 176,4 J K-1

Ở điều kiện chuẩn T = 298 K

Ta có: ΔrG2980 = ΔrH2980 - 298. ΔrS2980 = -818,3.103 – 298.176,4 = -870867,2 J < 0

ΔrG2980 rất âm ở điều kiện chuẩn vì thế phản ứng này tự xảy ra.

Các đồ vật bằng nhôm được sử dụng rất phổ biến vì Al phản ứng dễ dàng với H2O ở điều kiện chuẩn để tạo thành lớp màng nhôm oxide Al2O3 bền vững. Lớp màng này bảo vệ cho nhôm kim loại chống lại các tác động ăn mòn của môi trường

Bài tập 3 trang 32 Chuyên đề học tập hóa học 10: Hãy xác định nhiệt độ sôi của CHCl3(l) ở 1 bar và so sánh với giá trị đo được từ thực nghiệm (61,2oC). Giả thiết biến thiên enthalpy và entropy của quá trình không thay đổi theo nhiệt độ.

Biết rằng:

Hãy xác định nhiệt độ sôi của CHCl3(l) ở 1 bar và so sánh với giá trị đo

Lời giải:

CHCl3(l) → CHCl3(g)

ΔH2980 = ΔfH2980( CHCl3(g)) - ΔfH2980(CHCl3(l))

ΔH2980 = -102,7 – (-134,1) = 31,4 kJ

S2980 = S2980(CHCl3(g)) - S2980(CHCl3(l))

S2980 = 295,7 - 201,7 = 94 J K-1

Ở điều kiện chuẩn T = 298 K, 1 bar

Ta có: ΔG2980 = ΔH2980 - 298. ΔS2980 = 31,4.103 – 298.94 = 3388 J

Thực nghiệm T = 61,2 + 273 = 334,2 K

ΔG334,20 = ΔH2980 - 334,2. ΔS2980 = 31,4.103 – 334,2.94 = -14,8 J

Thực nghiệm đo được giá trị ΔrG334,20 âm hơn giá trị ΔrG2980.

Bài tập 4 trang 33 Chuyên đề học tập hóa học 10: Cho phản ứng:

ZnCO3(s) →ZnO(s) + CO2(g)

Ở điều kiện chuẩn, phản ứng có tự xảy ra tại các nhiệt độ sau hay không?

a) 25oC

b) 500oC.

Biết rằng: ΔrH2980 = 710 kJ, ΔrS2980 = 174,8 J K-1. Giải sử biến thiên enthalpy và biến thiên entropy của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Lời giải:

a) Ở 25oC = 298 K

ΔrG2980 = ΔrH2980 - 298. ΔrS2980 = 710.103 – 298.174,8 = 657909,6 J > 0

⇒ Phản ứng không tự xảy ra ở 25oC.

b) Ở 500oC = 500 + 273 K = 773 K

ΔrG7730 = ΔrH2980 - 773. ΔrS2980 = 710.103 – 773.174,8 = 574879,6 > 0

⇒ Phản ứng không tự xảy ra ở 500oC

Bài tập 5 trang 33 Chuyên đề học tập hóa học 10: Hãy xác định nhiệt độ thấp nhất để phản ứng nhiệt phân NaHCO3 dưới đây diễn ra:

2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O(l) + CO2(g)

Biết rằng: ΔrH2980 = 9,16 kJ, ΔrS2980 được tính theo số liệu cho trong Phụ lục 1. Giả sử biến thiên enthapy và biến thiên entropy của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Lời giải:

ΔrS2980 = S2980(Na2CO3(s)) + S2980(H2O(l)) + S2980(CO2(g)) - 2.S2980(NaHCO3(s))

ΔrS2980 = 135,0 + 70,0 + 213,8 – 2.101,7 = 215,4 J K-1

Để phản ứng diễn ra cần có

ΔrGT0 = ΔrH2980 - T. ΔrS2980 < 0

⇔ 9,16.103 – T.215,4 < 0

⇔ T > 42,53 K hay T > -230,47oC

Bài tập 6* trang 33 Chuyên đề học tập hóa học 10: Ở điều kiện thường (coi là 25oC, 1 bar), có tự xảy ra quá trình sắt bị biến đổi thành Fe2O3(s) (có trong thành phần gỉ sắt) được không?

Lời giải:

4Fe(s) + 3O2(g) → 2Fe2O3(s)

ΔrH2980 = 2.ΔfH2980(Fe2O3(s)) - 3. ΔfH2980(O2(g)) – 4.ΔfH2980(Fe(s))

ΔrH2980 = 2.(-824,2) – 3.0 – 4.0 = -1648,4 kJ

ΔrS2980 = 2. S2980(Fe2O3(s)) - 3.S2980(O2(g)) – 4. S2980(Fe(s))

ΔrS2980 = 2.87,4 – 3.205,2 – 4.27,3 = -550 J K-1

ΔrG2980 = ΔrH2980 - T. ΔrS2980 = -1648,4.10– 298.(-550) = -1484500 J < 0

⇒ Ở điều kiện thường có thể tự xảy ra quá trình sắt bị biến đổi thành Fe2O3(s)

Bài tập 7* trang 33 Chuyên đề học tập hóa học 10: Để dự đoán khả năng tự xảy ra phản ứng cần sử dụng ΔrH0 và ΔrG0. Giải thích.

Lời giải:

Biến thiên năng lượng tự do Gibbs, ∆rG0 là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng tự diễn biến của quá trình hoặc phản ứng hóa học ở nhiệt độ T và các yếu tố khác ở điều kiện chuẩn.

Tại một nhiệt độ T:

rG0 = ∆rH0 - T∆S0

Vậy để dự đoán khả năng tự xảy ra phản ứng cần sử dụng ΔrH0 và ΔrG0.

Đánh giá

0

0 đánh giá