Chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học

4.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học

Mở đầu trang 22 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Trong Hình 3.1, muốn lăn “hòn bi hóa học” sang phải theo chiều mũi tên màu xanh, hòn bi phải đi qua “hàng rào năng lượng” có chiều cao Ea. Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Hàng rào Ea càng cao thì hòn bi càng dễ lăn qua.

(2) Hàng rào Ea càng thấp thì hòn bi càng dễ lăn qua.

(3) Cần phải cung cấp năng lượng cho hòn bi thì quá trình lăn sang mới xảy ra.

(4) Hòn bi tự lăn sang phải mà không cần cung cấp thêm năng lượng.

Trong Hình 3.1, muốn lăn hòn bi hóa học sang phải theo chiều mũi tên màu xanh

Lời giải:

Phát biểu (2) và (3) là đúng.

Cần phải cung cấp năng lượng cho hòn bi thì quá trình lăn sang mới xảy ra.

Và hàng rào Ea càng thấp thì hòn bi càng dễ lăn qua.

Cụ thể: Để “hòn bi hóa học” lăn được sang phải, cần cung cấp năng lượng tối thiểu bằng chiều cao hàng rào năng lượng Ea để đẩy “hòn bi hóa học” lên tới đỉnh hàng rào.

1. Năng lượng hoạt hóa

Vận dụng 1 trang 23 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Các phản ứng tạo gỉ kim loại có thể xảy ra ngay ở điều kiện nhiệt độ phòng mà không cần đun nóng. Hãy dự đoán năng lượng hoạt hóa của phản ứng là thấp hay cao.

Lời giải:

Năng lượng hoạt hóa của phản ứng tạo gỉ kim loại là thấp.

Câu hỏi 1 trang 23 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Hình 3.3 biểu diễn cùng một phản ứng nhưng có năng lượng hoạt hóa khác nhau.

a) Trường hợp ứng với năng lượng hoạt hóa nào thì phản ứng xảy ra với tốc độ lớn hơn?

b) Biến thiên enthalpy phản ứng (∆rH) trong trường hợp này là âm, nghĩa là thuận lợi (về enthalpy) cho phản ứng diễn ra. Nếu ∆rH rất âm nhưng phản ứng lại có Ea rất lớn thì phản ứng này có dễ dàng xảy ra không? Giải thích.

Hình 3.3 biểu diễn cùng một phản ứng nhưng có năng lượng hoạt hóa khác nhau

Lời giải:

a) Trường hợp ứng với năng lượng hoạt hóa Ea (2) thì phản ứng xảy ra với tốc độ lớn hơn.

Với cùng một phản ứng, Ea càng nhỏ thì tốc độ phản ứng càng cao do càng nhiều nguyên tử hoặc phân tử đạt tới năng lượng này, tức là có càng nhiều va chạm hiệu quả xảy ra.

b) Nếu ∆rH rất âm nhưng phản ứng lại có Ea rất lớn thì phản ứng này cũng không dễ dàng xảy ra. Vì phản ứng không vượt qua được đỉnh năng lượng để tự xảy ra.

2. Ảnh hưởng của năng lượng hoạt hóa và nhiệt độ tới tốc độ phản ứng qua phương trình Arrhenius

Câu hỏi 2 trang 24 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Phát biểu định luật tác dụng khối lượng về tốc độ của phản ứng hóa học.

Lời giải:

Định luật tác dụng khối lượng: Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.

Luyện tập 1 trang 24 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Nếu ở ví dụ 1, Ea (1) = 100 kJ mol-1 và Ea (2) = 150 kJ mol-1 thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Áp dụng phương trình Arrhenius ta có:

k1=AeEa(1)RT (3)

k2=AeEa(2)RT (4)

Chia vế hai phương trình (4) cho (3), thu được: k2k1=eEa(1)Ea(2)RT (5)

Thay số vào (5) ta được: k2k1=e(100150).1038,314.298 = 1,72.10-9

⇔ k1k2=5,81.108

Vậy khi năng lượng hoạt hóa tăng 50 kJ mol-1 thì tốc độ phản ứng giảm đi 581 triệu lần.

Luyện tập 2 trang 25 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Nếu ở ví dụ 2, Ea = 50 kJ mol-1 thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Thay Ea = 50 kJ mol-1 ; T1 = 298; T2 = 308 vào phương trình 7 ta có:

k2k1=e50.1038,314.(308298308.298) = 1,93

Vậy nếu Ea = 50 kJ mol-1 thì tốc độ phản ứng tăng 1,93 lần

Vận dụng 2 trang 25 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Hãy liên hệ kết quả ở ví dụ 2 với hệ số Van’t Hoff về sự thay đổi tốc độ phản ứng theo nhiệt độ

Lời giải:

Theo Van’t Hoff với đa số các phản ứng, khi nhiệt độ tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 – 4 lần. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff là γ = 2 – 4

Kết quả ở ví dụ 2 phù hợp với hệ số Van’t Hoff về sự thay đổi tốc độ phản ứng theo nhiệt độ

3. Vai trò của chất xúc tác

Đánh giá

0

0 đánh giá