Chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều Bài 2: Phản ứng hạt nhân

4.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Bài 2: Phản ứng hạt nhân sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Hóa học 10 Bài 2: Phản ứng hạt nhân

Mở đầu trang 15 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Sự phát triển của hóa học thời cổ và trung đại có sự đóng góp quan trọng của các nhà gia kim thuật, những người có ước mơ biến thủy ngân (Hg, Z = 80) thành vàng (Au, Z = 79). Tất nhiên họ không thể thành công. Tuy nhiên ngày nay điều này đã trở thành sự thật nhờ sự biến đổi hạt nhân nguyên tử. Sự biến đổi hạt nhân nào sau đây mô tả quá trình này?

A. Loại đi một proton từ hạt nhân Hg.

B. Thêm một proton vào hạt nhân Hg.

Sự phát triển của hóa học thời cổ và trung đại có sự đóng góp quan trọng

Lời giải:

Một nguyên tử nguyên tố thủy ngân (Hg, Z = 80) có 80 proton trong hạt nhân.

Một nguyên tử nguyên tố vàng (Au, Z = 79) có 79 proton trong hạt nhân.

Sự biến đổi hạt nhân bằng cách loại đi một proton từ hạt nhân Hg đã biến được thủy ngân thành vàng.

I. Phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo

Câu hỏi 1 trang 16 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Qua thí nghiệm nghiên cứu thành phần tia bức xạ từ phóng xạ tự nhiên (Hình 2.1), hãy cho biết các dòng hạt α, β, γ mang điện tích dương, âm hay không mang điện.

Qua thí nghiệm nghiên cứu thành phần tia bức xạ từ phóng xạ tự nhiên

Lời giải:

Dòng hạt α (Qua thí nghiệm nghiên cứu thành phần tia bức xạ từ phóng xạ tự nhiên) mang điện tích dương

Dòng hạt β (Qua thí nghiệm nghiên cứu thành phần tia bức xạ từ phóng xạ tự nhiên) mang điện tích âm

Dòng hạt γ không nang điện

Luyện tập trang 16 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Vì sao hạt α có giá trị điện tích lớn gấp đôi hạt β nhưng lại bị lệch ít hơn trong cùng một trường điện?

Lời giải:

Tia α bản chất là các hạt nhân của nguyên tử Vì sao hạt α có giá trị điện tích lớn gấp đôi hạt β nhưng lại bị lệch có khối lượng lớn hơn nhiều so với tia β có bản chất là các electron. Nên dù điện tích có lớn hơn thì gia tốc của hạt là

a=Fm=|q|.Emcủa tia β cũng lớn hơn so với tia α nên trong điện trường nó bị lệch nhiều hơn.

Câu hỏi 2 trang 16 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Vì sao tia γ không bị lệch trong trường điện?

Lời giải:

Tia γ không bị lệch trong trường điện vì tia γ không mang điện tích.

Câu hỏi 3 trang 16 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Nhận xét về tổng số khối và tổng điện tích trước và sau phản ứng.

Lời giải:

Tổng số khối và tổng điện tích trước và sau phản ứng không thay đổi.

Câu hỏi 4 trang 17 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Nêu sự giống và khác nhau giữa phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo.

Lời giải:

- Giống nhau: Đều là quá trình biến đổi hạt nhân nguyên tử đồng thời phát ra các tia bức xạ

- Khác nhau:

+ Phóng xạ tự nhiên: Là quá trình tự phát, không phụ thuộc vào tác động bên ngoài.

Sơ đồ tổng quát:

Hạt nhân mẹ → Hạt nhân con + Tia bức xạ

+ Phóng xạ nhân tạo: Là quá trình không tự phát, gây ra bởi tác động bên ngoài lên hạt nhân.

Sơ đồ tổng quát:

Tia bức xạ 1 + Hạt nhân 1 → [Hạt nhân trung gian] → Hạt nhân 2 + Tia bức xạ 2

II. Phản ứng hạt nhân và các định luật bảo toàn số khối và điện tích

Đánh giá

0

0 đánh giá