Trình bày tình hình phát triển và phân bố của đường sắt trên thế giới

7.7 K

Với giải Câu hỏi trang 127 Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Câu hỏi trang 127 Địa Lí 10: Dựa vào hình 34.1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của đường sắt trên thế giới.

- Kể tên một số tuyến đường sắt hiện có ở Việt Nam hiện nay.

Địa Lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Hình 34.1. Phân bố giao thông đường ô tô, đường sắt trên thế giới, năm 2020

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Đường sắt), quan sát hình 34.1 và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Trả lời:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường sắt trên thế giới

- Tình hình phát triển:

+ Ra đời sớm, gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 1 nhờ sự phát minh đầu máy hơi nước.

+ Hiện nay có nhiều sự đổi mới về sức kéo, đường ray, tải trọng, tốc độ di chuyển, công nghệ vận hành,... nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng.

+ Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình. Tại các đô thị lớn, hệ thống tàu điện cũng được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận tải của hành khách trong đô thị.

- Phân bố:

+ Tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á.

+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ,... là những quốc gia có chiều dài đường sắt lớn trên thế giới.

* Một số tuyến đường sắt hiện có ở Việt Nam hiện nay

- Tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

- Tuyến đường sắt Kép – Uông Bí – Hạ Long.

- Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

- Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

- Tuyến đường sắt Kép – Lưu Xá.

Lý thuyết Tình hình phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải trên thế giới

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải (ảnh 1)

Hình 34.1. Phân bố giao thông đường ô tô, đường sắt trên thế giới, năm 2020

1. Đường ô tô

- Tình hình phát triển:

+ Vận tải đường ô tô ra đời sớm, phát triển mạnh và phổ biến nhất hiện nay nhờ tính ưu việt trong việc di chuyển, tính kết nối với các loại hình vận tải khác.

+ Số lượng ô tô trên thế giới không ngừng tăng lên, trong đó tăng mạnh nhất là phương tiện ô tô thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao.

+ Mạng lưới đường sá ngày càng phát triển, tổng chiều dài đường ô tô không ngừng tăng lên, nhất là hệ thống đường cao tốc.

- Phân bố

+ Mật độ đường ô tô tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước EU.

+ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Tây Âu là các quốc gia có tỉ lệ sở hữu và sử dụng ô tô cao nhất trên thế giới.

2. Đường sắt

- Tình hình phát triển:

+ Vận tải đường sắt ra đời sớm, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 nhờ sự phát minh đầu máy hơi nước.

+ Trên thế giới có hơn 1,37 triệu km đường sắt (năm 2020) với nhiều loại hình như đường sắt trên mặt đất, đường sắt trên cao, đường sắt dưới lòng đất,...

- Phân bố: Mạng lưới đường sắt trên thế giới tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga,…

3. Đường sông, hồ

- Tình hình phát triển: Giao thông vận tải đường sông, hồ phát triển từ rất sớm để đảm nhận vai trò vận tải người và hàng hoá trên các hệ thống sông, hồ tự nhiên.

- Phân bố: Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như sông Đa-nuýp (Danube), sông Rai-nơ (Rhein) ở châu Âu; Trường Giang, sông Mê Công,…

4. Đường biển

- Tình hình phát triển:

+ Ngành giao thông vận tải đường biển phát triển từ rất sớm và chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng vận chuyển nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn.

+ Các tàu biển có kích thước và tải trọng ngày càng lớn, công nghệ vận hành được cải tiến để tăng tốc độ, đảm bảo an toàn và chú trọng đến bảo vệ môi trường biển.

- Phân bố

+ Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po,... sở hữu đội tàu nhiều nhất thế giới.

+ Các tuyến đường biển nhộn nhịp trên thế giới hiện nay là tuyến kết nối châu Âu qua Ấn Độ Dương với châu Á - TBD; tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương.

+ Một số cảng biển có năng lực vận tải lớn trên thế giới như Thượng Hải, Xin-ga-po, Hồng Kông, Rốt-tec-đam,...

Lý thuyết Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải (ảnh 2)

Hình 34.2. Phân bố giao thông đường biển, đường hàng không trên thế giới, năm 2020

5. Đường hàng không

- Tình hình phát triển:

+ Hàng không là ngành giao thông vận tải non trẻ nhưng có bước phát triển thần tốc nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ và tính ưu việt về tốc độ di chuyển.

+ Số lượng các máy bay dân dụng trên thế giới không ngừng tăng lên với khoảng 35 000 chiếc đang hoạt động.

- Phân bố

+ Hiện nay, thế giới có hơn 15 000 sân bay dân dụng đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

+ Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương kết nối châu Âu với châu Mỹ, tuyến nối Hoa Kỳ với các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Đánh giá

0

0 đánh giá