Lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 36 từ đó học tốt môn Địa 10.
Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại
Video giải Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại - Chân trời sáng tạo
1. Vai trò và đặc điểm
Câu hỏi trang 133 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Nêu vai trò của ngành thương mại.
- Trình bày đặc điểm của ngành thương mại.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục I và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Trả lời:
* Vai trò của ngành thương mại
- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.
- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.
* Đặc điểm của ngành thương mại
- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.
- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:
+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.
+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.
- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành thương mại
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục II và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Trả lời:
Sự phát triển và phân bố của ngành thương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, cụ thể là:
- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại. Những nơi có vị trí thuận lợi sẽ hình thành đầu mối thương mại, thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại phát triển.
3. Tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại trên thế giới
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục III và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Trả lời:
* Tình hình phát triển ngành nội thương và ngoại thương
- Nội thương:
+ Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh.
+ Hàng hóa và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.
- Ngoại thương:
+ Hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên. Năm 2020, tổng GDP toàn thế giới là 84 578 tỉ USD thì trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường thế giới là 44 139 tỉ USD (chiếm 52,2%).
+ Nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức kinh tế khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),…
+ Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm.
* Sự phân bố ngành nội thương và ngoại thương
- Nội thương: diễn ra sôi động ở các nước có nền kinh tế phát triển; các nước kém phát triển hoặc bất ổn chính trị thì hoạt động nội thương bị hạn chế.
- Ngoại thương:
+ Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới: Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.
+ Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,…
Luyện tập và Vận dụng (trang 136)
Bảng 36. Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới, giai đoạn 2010 – 2020
(Đơn vị: tỉ USD)
Phương pháp giải:
Công thức tính cán cân xuất, nhập khẩu:
Cán cân xuất, nhập khẩu = Trị giá xuất khẩu – Trị giá nhập khẩu
Trả lời:
Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới, giai đoạn 2010 – 2020
(Đơn vị: tỉ USD)
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…
Trả lời:
Hoạt động nội thương có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương em, cụ thể là
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân về hàng hóa và các loại hình dịch vụ.
- Tạo ra thị trường thống nhất trong địa phương, góp phần thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ trong địa phương.
- Tạo nên sự độc đáo, khác biệt của địa phương so với những địa phương khác trên cả nước.
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại
I. Vai trò và đặc điểm
1. Vai trò
Ngành thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương.
- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.
- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.
- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.
2. Đặc điểm
- Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường.
- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu.
- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển.
- Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành thương mại
- Vị trí địa lí tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại.
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội sẽ ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu ngành thương mại, đầu tư và bổ sung lao động cho ngành thương mại.
- Quy mô dân số, nguồn lao động, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, mức sống,... ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu người dân, phát triển mạng lưới và loại hình thương mại.
- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy đầu tư quốc tế, phát triển ngoại thương và hình thành các tổ chức thương mại quốc tế.
- Tiến bộ khoa học - công nghệ ảnh hưởng tới cách thức trao đổi, mua bán và phát triển đa dạng loại hình thương mại.
- Các nhân tố khác như vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật, điều kiện tự nhiên,... ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành thương mại.
III. Tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại trên thế giới
1. Nội thương
- Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.
- Hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội.
- Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ.
- Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị hoạt động nội thương bị hạn chế.
2. Ngoại thương
- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên.
- Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới.
- Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm.
- Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.
- Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,...
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông
Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính - ngân hàng
Bài 38: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch
Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên