Theo em, nội dung chính yếu trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số

0.9 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 130 Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Câu hỏi 2 trang 130 Lịch sử 10: Theo em, nội dung chính yếu trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây-ku là gì?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục Em có biết SGK trang 129.

B2: Xác định được nội dung chính yếu trong bức thư là:

+ Kêu gọi tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc thiểu số.

+ Khẳng định tính tất yếu phải đoàn kết các dân tộc với nhau.

Trả lời:

- Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng ngôn ngữ bình dị, đời thường “anh em ruột thịt”, “sống chết có nhau”, “sướng khổ cùng nhau”, “no đói giúp nhau”,… rất gần gũi với các đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Người khẳng định tính tất yếu phải đoàn kết các dân tộc với nhau vì: “đều là con cháu Việt Nam”, “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ của chúng ta”, “để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ chính phủ ta”, “giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”.

- Người còn khẳng định niềm tin kiên định vào tinh thần đoàn kết “…lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.

Lý thuyết Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Trên cơ sở chung sống lâu đời, các dân tộc đã cùng góp sức vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

- Xuất phát từ nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang, ... các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nhà nước Việt Nam qua các thời kì cũng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Chính quá trình này cũng góp phần hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong lịch sử.

2. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước

- Từ rất sớm, cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã khai phá đất đai, tiến hành sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần,… Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng các dân tộc đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.

- Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chung vai sát cánh trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang. Lịch sử đã ghi nhận sự tham gia của đồng bào các dân tộc thiểu số vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng,… trong thời kì Bắc thuộc.

- Sang thời kì phong kiến độc lập, các dân tộc thiểu số tiếp tục có những đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Mông Nguyên, Minh, Thanh.

- Từ nửa sau thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, đồng bào các dân tộc Khmer, Xtiêng, Mnông, Ba-na, Mường, Thái, Hmông, Dao,… đã tổ chức và tham gia các cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản.

- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào các dân tộc tích cực đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975) cũng như các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc sau năm 1975.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

3. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần hình thành lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng.

+ Mối quan hệ hòa hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá.

+ Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Việt Nam

=> Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã quán triệt việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phần rất lớn vào việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như cộng đồng các dân tộc.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 127 Lịch sử 10: Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ những cơ sở nào?...

Câu hỏi 1 trang 128 Lịch sử 10: Tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong lịch sử được thể hiện như thế nào?...

Câu hỏi 2 trang 128 Lịch sử 10: Em hãy kể tên một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam?...

Câu hỏi 3 trang 128 Lịch sử 10: Hãy kể tên một số bài hát ca ngợi các anh hùng dân tộc Việt Nam mà em biết...

Câu hỏi 1 trang 130 Lịch sử 10: Em hãy nêu ý nghĩa của việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay...

Câu hỏi 3 trang 130 Lịch sử 10: Em hãy cho biết, câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” là của ai. Câu nói đó nhắc nhở em điều gì khi học về cộng đồng các dân tộc Việt Nam?...

Câu hỏi trang 131 Lịch sử 10: Theo em, các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có mối quan hệ như thế nào?...

Câu hỏi trang 133 Lịch sử 10: Nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam?...

Luyện tập 1 trang 133 Lịch sử 10: Tác động của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong công đồng các dân tộc Việt Nam là gì?...

Luyện tập 2 trang 133 Lịch sử 10: Vì sao khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?...

Vận dụng 1 trang 133 Lịch sử 10: Vì sao cần phải giữ gìn và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc? Hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của bản thân em về vấn đề này...

Vận dụng 2 trang 133 Lịch sử 10: Hãy lựa chọn để thuyết trình về một chính sách văn hóa – xã hội đối với cộng đồng các dân tộc ít người...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 16: Văn minh Chăm - pa

Bài 17: Văn minh Phù Nam

Bài 18: Văn minh Đại Việt

Bài 19: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 20: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá