Với giải Vận dụng trang 49 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Tốc độ của chuyển động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 7: Tốc độ của chuyển động
Vận dụng trang 49 KHTN lớp 7: Đánh giá ưu điểm của phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số so với đo bằng đồng hồ bấm giây.
Trả lời:
Khi dùng đồng hồ đo thời gian hiện số, thời điểm đồng hồ bắt đầu tính chuyển động và kết thúc chuyển động là trùng khớp với thời điểm chuyển động của xe. Vì vậy, kết quả đo thời gian không có sai số.
Lý thuyết Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường
* Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
- Có thể dùng đồng hồ bấm giây để đo khoảng thời gian vật đi trên quãng đường AB. Bấm đồng hồ đo khi vật ở A và bấm dừng đồng hồ đo khi vật ở B. Đồng hồ bấm giây sẽ cho biết khoảng thời gian vật đi từ A đến B.
- Đo quãng đường từ A đến B bằng dụng cụ đo chiều dài
- Lấy chiều dài quãng đường AB chia cho khoảng thời gian đo bởi đồng hồ bấm giây. Kết quả thu được chính là tốc độ của vật.
* Cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
- Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A và cổng quang điện 2 ở vị trí B. Khoảng cách giữa A và B được đọc ở thước đo gắn với giá đỡ. Thời gian xe đi từ A đến B được đọc ở đồng hồ đo thời gian hiện số
- Tốc độ của xe được tính bằng tỉ số khoảng cách giữa hai cổng quang điện và thời gian xe đi từ A đến B.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 48 KHTN lớp 7: Hãy kể tên các đơn vị đo tốc độ mà em biết...
Câu hỏi 3 trang 48 KHTN lớp 7: Có những cách nào để đo tốc độ trong phòng thí nghiệm?...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian