Hãy chứng minh tổ chức xã hội ở Đông Nam Á vừa mang tính bản địa vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài

2.7 K

Với giải Câu hỏi trang 79 Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Câu hỏi trang 79 Lịch sử 10: Hãy chứng minh tổ chức xã hội ở Đông Nam Á vừa mang tính bản địa vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục II-2 trang 79 SGK.

B2: Các từ hóa: Cộng đồng, tiếp biến, Trung Quốc và Ấn Độ.

Trả lời:

- Xã hội Đông Nam Á thời cổ mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ. Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử tồn tại lâu đời.

- Sự hình thành các nhà nước cổ đại ở Đông Nam Á gắn liền với quá trình tiếp biến giá trị văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.

- Kết quả của quá trình này đó chính là những thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc và Ấn Độ tuy nhiên lại mang tính bản địa sâu sắc.

- Như vậy tổ chức xã hội ở Đông Nam Á (cả ở cấp độ mô hình nhà nước đến thiết chế xã hội) vừa mang tính bản địa vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.

Lý thuyết Cơ sở xã hội

1. Cư dân, tộc người

- Cư dân:

+ Thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Môn-gô-lô-ít da vàng và Ô-xtra-lô-ít da ngăm đen.

+ Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính: In-đô-nê-diên và Nam Á.

- Tộc người:

+ Có nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc tộc.

+ Các dân tộc có nhiều nét gần gũi, tương đồng trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á.

+ Cộng đồng dân cư sống gắn kết trên cơ sở gia đình, dòng họ và làng xã.

2. Tổ chức xã hội

- Xã hội Đông Nam Á thời cổ mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ.

- Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ.

- Quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia ở Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ, hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc (cả ở cấp độ mô hình nhà nước đến thiết chế xã hội).

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 78 Lịch sử 10: Dựa vào lược đồ trong Hình 12.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. Vị trí đó có những điểm gì đặc biệt?...

Câu hỏi trang 78 Lịch sử 10: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào với sự hình thành văn minh Đông Nam Á?...

Câu hỏi trang 78 Lịch sử 10: Em hãy nêu đặc trưng cơ bản về nguồn gốc dân cư ở Đông Nam Á...

Câu hỏi trang 79 Lịch sử 10: Văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến khu vực Đông Nam Á?...

Câu hỏi trang 80 Lịch sử 10: Nêu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á...

Luyện tập 1 trang 80 Lịch sử 10: Những cơ sở dân cư và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á? Nêu ví dụ cụ thể...

Luyện tập 2 trang 80 Lịch sử 10: Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á...

Vận dụng 1 trang 80 Lịch sử 10: Em hãy lấy những ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ ở Việt Nam...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Bài 15: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Bài 16: Văn minh Chăm - pa

Đánh giá

0

0 đánh giá