Với giải Bài 4 trang 107 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen
Bài 4 trang 107 Hóa học 10: Tra cứu các giá trị năng lượng liên kết ở phụ lục 2
a) Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn ∆rH0298 của 2 phản ứng dưới đây:
F2(g) + H2(g) → 2HF (g)
O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g)
b) Ở hai phản ứng trên, fluorine và oxygen đều đóng vai trò là chất oxi hóa. Dựa vào giá trị ∆rH0298, cho biết phản ứng oxi hóa – khử nào thuận lợi hơn
Phương pháp giải:
a)
∆rH0298 = Eb(F2) + Eb(H2) – 2xEb(HF)
∆rH0298 = Eb(O2) + 2xEb(H2) – 2x2xEb(OH)
b)
Giá trị biến thiên enthalpy nào âm hơn thì phản ứng đó diễn ra thuận lợi hơn
Lời giải:
a)
- Xét phản ứng: F2(g) + H2(g) → 2HF (g)
+ Ta có: ∆rH0298 = Eb(F2) + Eb(H2) – 2xEb(HF) = 159 + 436 – 2x565 = -535 (kJ/mol)
- Xét phản ứng: O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g)
+ Ta có: ∆rH0298 = Eb(O2) + 2xEb(H2) – 2x2xEb(OH) = 142 + 2x436 – 2x2x464 = -842 (kJ/mol)
b)
Giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng (2) âm hơn giá trị biến thiên enthalpy của phản ứng (1)
=> Phản ứng oxi hóa – khử (2) diễn ra thuận lợi hơn
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Xu hướng tạo liên kết khi phản ứng của nguyên tử các nguyên tố halogen là: nhận thêm một electron từ nguyên tử khác.
B. Xu hướng tạo liên kết khi phản ứng của nguyên tử các nguyên tố halogen là: góp chung electron hóa trị với nguyên tử khác
C. Hóa trị phổ biến của các halogen là II
D. Nhóm halogen có tính phi kim mạnh hơn các nhóm phi kim còn lại trong bảng tuần hoàn
Đáp án: C
Giải thích:
Hóa trị phổ biến của các halogen là II ⇒ sai. Vì hóa trị phổ biến của các halogen là I.
Câu 2. Đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Đáp án: A
Giải thích:
Đơn chất halogen đều có tính oxi hóa mạnh và tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.
⇒ Đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là F2.
Câu 3. Đi từ F2 đến I2, khẳng định sai là
A. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần
B. Nhiệt dộ sôi tăng dần
C. Màu sắc có xu hướng nhạt dần
D. Khối lượng phân tử tăng dần
Đáp án: C
Giải thích:
F2 màu lục nhạt, Cl2 màu vàng lục, Br2 mà nâu đỏ, I2 màu tím đen.
⇒ Đi từ F2 đến I2 màu sắc có xu hướng đậm dần.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 99 Hóa học 10: Vì sao nước chlorine được sử dụng phổ biến để khử trùng, sát khuẩn?...
Luyện tập 2 trang 101 Hóa học 10: Trong điều kiện thường, halogen nào ở thể rắn? Vì sao...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 14 : Phản ứng hóa học và enthalpy
Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học
Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen
Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid