TOP 20 Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công Ngữ văn 10 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công

TOP 20 Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công (ảnh 1)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 1

Trương Phi đã nói ở trên, Quan Công có tính cách trung nghĩa, khiêm nhường. Trước thái độ của Trương Phi, Quan Vũ vẫn nhũn nhặn, xưng hô “anh em”, “huỳnh đệ” cố gắng giải thích, Quan Vũ chấp nhận thử thách và đã chứng minh bằng tài trí và sự dũng mãnh. Việc lấy đầu Sái Dương chưa dứt được một hồi trống đã cho thấy cái tài của viên tướng tài ba đứng đầu “Ngũ hổ tướng quân” đất Thục, đồng thời cởi bỏ mọi nghi ngờ của Trương phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Vũ.

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 2

Trương Phi và Quan Công là hai trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng, về đức độ của hai nhân vật này, ở bài thơ Tức cảnh, Hồ Chí Minh đã ngợi ca: Thụ sao xảo họa Trương Phi tượng - Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm (Cành lá khéo in hình Dực Đức - vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công). Nhưng tính cách của họ thế nào? Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai anh em Trương Phi, Quan Vũ. Trong đoạn trích, Quan Công tỏ ra là người độ lượng, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy. Trước lời kết tội của em (Trương Phi), Quan Vân Trường vẫn nhún mình, cầu cứu hai chị dâu và cuối cùng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan... Ở Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lý do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày - tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công phải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phẫn bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc họa được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc: Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 3

Trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, nhân vật Quan Công và Trước Phi có tính cách hoàn toàn đối lập nhau. Trước hết, Trương Phi là một người có tính cách ngay thẳng, trọng tình cảm nhưng nóng nảy, đơn giản. Khi nghe Tôn Càn báo tin, Phi chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa; dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc. Không tin lời thanh minh của Quan Công, Trương Phi đưa ra thử thách trong ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa. Nhưng đến khi hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công, cho thấy Trương Phi biết nhận lỗi, rất tình cảm. Còn Quan Công lại là một người điềm tĩnh, tài trí và trung nghĩa. Quan Công bị Trương Phi hiểu lầm nhưng không tức giận, mà dùng lời lẽ mềm mỏng để giải thích, chấp nhận thử thách để chứng minh lòng trong sạch và giết chết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống.

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 4

Ở Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Quan Công tỏ ra là người độ lượng, khiêm nhường, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy). Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ rặng, với kẻ thù chỉ có thể nỏi chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lí do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh - của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày - tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương - Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công pnải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phần bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc hoạ được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc. Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 5

Trương Phi là người nóng nảy, trung trực còn Quan Công lại là người trung nghĩa khiêm nhường

Sự nóng này, mù quáng của Trương Phi đối lập với cái tỉnh táo, sáng suốt biết nhận biết tình hình của Quan Công

Trương Phi là người giàu tình cảm, biết nhận lỗi sai khi biết mọi chuyện chỉ là hiểu nhầm trong khi Quan Công lại là người bình tĩnh, chững minh sự trong sạch của mình bằng hành động

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 6

Ở đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành", tính cách của hai nhân vật là Quan Công và Trương Phi đã được khắc họa một cách đầy chân thực, rõ nét. Trong khi Quan Công vô cùng điềm tĩnh, từ tốn trước mọi việc thì Trương Phi lại hết sức nóng nảy, quyết đoán. Vì hiểu lầm nên ngay khi vừa gặp người anh kết nghĩa, Trương Phi liền tức giận xông tới, đâm Quan Công. Hành động này cho thấy, đối với kẻ thù, Trương Phi chỉ có thể nói chuyện bằng giáo gươm. Mặc dù bị Trương Phi buộc tội, đề phòng nhưng Quan Công không hề trách em, vẫn bình tĩnh giải thích hết sức thân tình. Sau những chuyện xảy ra, ta thấy được một Trương Phi giàu tình nghĩa, biết nhận lỗi sai và một Quan Công ân tình, sẵn sàng chứng minh sự trong sạch của mình bằng hành động. Trương Phi và Quan Công mang nét tính cách đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau. Chính điều này đã tạo nên sự hấp dẫn của đoạn trích cũng như tác phẩm.

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 7

Trong đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành", Quan Công và Trương Phi được tác giả xây dựng là những người trọng tình nghĩa. Tuy nhiên, ở hai nhân vật này lại có nét tính cách đối lập nhau. Khác với một Trương Phi nóng nảy, thiếu bình tĩnh, Quan Công lại vô cùng từ tốn, điềm tĩnh trước mọi việc. Thấy người em xông tới đâm mình, Quan Công không đáp trả mà vội vàng tránh mũi mâu, vừa né vừa nhắc về "nghĩa vườn đào". Đứng trước lời buộc tội của Trương Phi, Quan Công vẫn hết sức bình tĩnh giải thích sự tình. Cuối cùng, lúc toán quân kéo đến, Quan Công khuyên Trương Phi nên nguôi giận, xem mình chém chết tên tướng để chứng tỏ lòng thành. Hành động đầy dứt khoát của Quan Công đã cho thấy sự cương trực, thẳng thắn, không chút lo sợ. Có thể nói, Trương Phi và Quan Công có nét tính cách đối lập nhau lại bổ trợ cho nhau, đều đại diện cho phẩm chất tốt đẹp của con người.

TOP 20 Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công (ảnh 2)

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 8

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai anh em Trương Phi, Quan Vũ. Trong đoạn trích, Quan Công tỏ ra là người độ lượng, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy. Trước lời kết tội của em (Trương Phi), Quan Vân Trường vẫn nhún mình, cầu cứu hai chị dâu và cuối cùng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan... Ở Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lý do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày - tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công phải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phẫn bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc họa được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc: Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 9

Thông qua Hồi trống Cổ Thành, đoạn trích đã thể hiện nổi bật tính cách, phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công. Tuy nhiên tính cách của hai anh hùng thời tam quốc này lại đối ngược nhau. Trương Phi là người nóng nảy, trung trực còn Quan Công lại là người trung nghĩa khiêm nhường. Sự nóng này, mù quáng của Trương Phi đối lập với cái tỉnh táo, sáng suốt biết nhận biết tình hình của Quan Công. Tuy nhiên, sau những hiềm khích xảy ra, ta lại thấy được một Trương Phi giàu tình cảm, biết nhận lỗi sai khi biết mọi chuyện chỉ là hiểu nhầm và Quan Công lại là người bình tĩnh, chững minh sự trong sạch của mình bằng hành động.

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 10

Tuy Trương Phi và Quan Công đều là những người coi trọng tình cảm nhưng ở mỗi người lại có cách hành xử đối nghịch nhau. Đứng trước hành động mạnh bạo và lời cáo buộc của Trương Phi, Quan Công vẫn hết sức bình tĩnh, nhún nhường. Nếu như Trương Phi luôn nóng nảy, sẵn sàng dùng những lời lẽ hết sức khó nghe thì Quan Công vẫn nhã nhặn, xưng hô "anh em", "huynh đệ" và hết lời giải thích. Dù rất tức giận nhưng Trương Phi vẫn suy nghĩ thấu đáo, cho Quan Công một cơ hội để chứng minh lòng thực của mình. Khi hiểu rõ sự tình, Trương Phi sẵn sàng cúi đầu tạ lỗi. Có thể thấy, bên cạnh sự nóng nảy, bộc trực, Trương Phi cũng là một người giàu tình cảm. Như vậy, tính cách của hai nhân vật đã được bộc lộ một cách đầy tinh tế, khéo léo. Cả hai có tính cách trái ngược nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau.

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 11

Ở trong đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành", tác giả La Quán Trung đã sử dụng thủ pháp đối lập để khắc họa tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công. Quan Công hiện lên với sự bình tĩnh, từ tốn trong khi Trương Phi lại hết sức nóng nảy. Do hiểu lầm Quan Công nên khi vừa nhìn thấy người anh kết nghĩa của mình, Trương Phi liền "hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Mặc cho Quan Công và hai chị giải thích hết lời, Trương Phi vẫn không hề thay đổi suy nghĩ của mình. Có thể nói, Trương Phi là con người vô cùng ngay thẳng, rõ ràng. Trương Phi không chấp nhận sự lập lờ, thiếu phân minh. Chính vì vậy, nhân vật mới ra điều kiện để cho Quan Công có cơ hội chứng minh bản thân trong sạch. Chỉ khi mắt thấy, tai nghe, Trương Phi mới tạ lỗi với người anh của mình. Mặc dù có cách ứng xử khác nhau nhưng tựu chung lại, cả hai nhân vật Trương Phi và Quan Công đều là những người trọng nghĩa tình.

Đoạn văn so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công - Mẫu 12

Nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành" đều là những người coi trọng tình nghĩa. Bằng thủ pháp tương phản, tác giả La Quán Trung đã xây dựng nhân vật với nét tính cách đối lập nhau. Ở đoạn trích, ta thấy một Trương Phi hết sức nóng nảy, cương trực. Do hiểu lầm nên khi vừa gặp lại Quan Công, Trương Phi không nói không rằng, xông tới đâm Quan công hết sức mạnh bạo, dứt khoát. Cứ ngỡ anh em gặp lại sẽ hạnh phúc, vui vầy, Quan Công vô cùng sửng sốt trước hành động của Trương Phi. Mặc dù có tài nghệ cao cường nhưng Quan Công không hề đáp trả, vẫn bình tĩnh giải thích mọi chuyện với em. Khi hiểu lầm đã được hóa giải, ta thấy một Trương Phi giàu tình cảm, sẵn sàng nhận lỗi. Tính cách của Quan Công và Trương Phi dẫu có đối lập song lại hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Chính điều này đã làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất ở mỗi người.

Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Người ở bến sông Châu

Soạn bài Hồi trống cổ thành

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 54, 55 tập 2

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

Đánh giá

0

0 đánh giá