Trả lời Câu hỏi 2 trang 69 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thơ duyên giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thơ duyên
Câu 2 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.
Trả lời:
- Khổ 1:
+ Thi sĩ Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các cảnh vật như hòa trên, ríu rít, đổ... qua.; từ tượng hình (đổ) và từ tượng thanh (ríu rít) à mối quan hệ thắm thiết, hòa quyện.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt là hình ảnh cây me – một hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội vào thu, tạo cho người đọc cảm giác như đang được đắm chìm trong không gian phố cũ yêu thương của đất Tràng An xưa.
+ Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng trong một buổi chiều thu.
=> Hình ảnh hòa quyện với âm thanh của “tiếng huyền” càng tô đậm nét những cảnh vật xung quanh trong một buổi “chiều mộng”.
- Khổ 4:
+ Tác giả sử dụng từ láy (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.
+ Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn.
+ Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê (cánh cò)
=> Cảnh vật dường như có sự xa cách hơn so với khổ thơ 1. Cảnh thu dường như từ đó cũng buồn hơn, cô đơn hơn khi cảnh vật được đặt trong sự to lớn, mênh mông của bầu trời.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 69 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?...
Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: